Phụ gia xăng ôtô - hiểu lầm cơ bản của tài xế Việt
Sử dụng phụ gia cho hệ thống nhiên liệu cần hiểu được cấu tạo và hoạt động đặc thù của mỗi loại động cơ.
Tại Việt Nam, phụ gia nhiên liệu ngày càng phổ biến với những quảng cáo như hạn chế tạp chất có trong nhiên liệu trước khi vào buồng đốt. Hòa tan các tạp chất ở kim phun, thành buồng đốt, piston. Giúp chúng tham gia vào quá trình cháy và thải ra ngoài.
Các loại này có thể tìm mua ở các cửa hàng chuyên về phụ tùng, phụ kiện ôtô dưới dạng các bình dung dịch. Sản phẩm chủ yếu đến từ các thương hiệu nước ngoài như Bosh, Liqui Moly, Forch, Blue Chem…cho động cơ chạy xăng hoặc diesel.
Một lọ phụ gia giúp làm sạch kim phun, buồng đốt trên thị trường.
Giá một bình phụ gia khoảng từ 140.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc hơn. Loại rẻ chỉ khoảng 55.000 đồng. Một lọ dung dịch dung tích khoảng 300 ml có thể đổ vào bình nhiên liệu 50-60 lít.
Theo ông Nguyễn Đình Hùng, giảng viên khoa Kỹ thuật giao thông, bộ môn Ôtô-máy điện lực, đại học Bách Khoa TP HCM, không hiểu bản chất hoạt động của từng động cơ dẫn đến nhiều người "vô tình" dùng đúng, ủng hộ. Ngược lại dùng sai, phản đối dùng phụ gia cho nhiên liệu và động cơ.
Riêng nhiên liệu xăng, ôtô hiện nay đa số dùng động cơ phun xăng điện tử gián tiếp (EFI) hoặc trực tiếp (GDI). Ở động cơ EFI, tác động của phụ gia và màng lọc tại vị trí đầu kim phun giữ lại tạp chất trong nhiên liệu trước khi vào buồng đốt. Tạp chất (nếu còn), nhiên liệu và không khí được hòa trộn bên ngoài trước khi qua xu-páp nạp vào trong buồng đốt.
Quá trình cháy diễn ra trọn thể tích buồng đốt. Tạp chất tham gia vào phản ứng cháy (có thể không hết hoàn toàn) và loại thải ra ngoài. Phụ gia đổ vào bình nhiên liệu giúp phản ứng cháy, sinh công của động cơ diễn ra tối ưu hơn. Trường hợp này phụ gia thể hiện mặt tích cực.
Hệ thống EFI. Ảnh: Bosh
Không như động cơ EFI, GDI có kim phun đặt bên trong buồng đốt. Áp suất cao hơn nhiều so với kim phun đặt ngoài của EFI. Ưu điểm của GDI cho phép tạo ra vị trí cháy ở không gian tối ưu nhất có thể, không nhất thiết cả thể tích buồng đốt. Nhưng điều kiện áp suất và nhiệt độ cao trong một số trường hợp có thể dẫn đến hiện tượng "tách pha". Tức nhiên liệu, nước tách riêng.
Nước bốc hơi hoặc chuyển thành dạng khác. Dưới tác dụng nhiệt, áp suất, tạp chất có trong nhiên liệu biến dạng thành chất khó hòa tan và phân hủy hơn. Những chất này lơ lửng trong kim phun hoặc bám trên thành van điều áp. Dẫn đến kim phun bị tắc nghẽn, hư hỏng. Trường hợp này, nếu dùng phụ gia như cho động cơ EFI, kết quả có thể xấu thêm. Hay nói cách khác, động cơ GDI "nhạy cảm" với nhiên liệu hơn so với động cơ EFI.
Vì thế, sử dụng loại phụ gia đúng cho loại động cơ EFI và GDI là điều cần quan tâm hơn cả. Nhưng tại Việt Nam, hiện chưa có cơ quan, tổ chức nào kiểm nghiệm tính hiệu quả của những loại dung dịch này. Các hãng xe không khuyến khích sử dụng. Thay vào đó chủ xe nên tuân thủ tốt quy trình bảo dưỡng.
Một điều chắc chắn rằng tạp chất nếu xuất hiện ở đầu kim phun khiến nhiên liệu cung cấp cho quá trình cháy diễn ra không đều. Xe không phát huy hết công suất, tức yếu đi. Mức độ nặng khi đầu kim phun nghẽn hoàn toàn.
Hệ thống GDI. Ảnh: Bosh
Quá trình tích tụ lâu ngày dẫn đến hỏng, buộc phải thay thế. Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng xe giật hoặc chết máy. Hơn nữa, khi một trong các kim phun bị bẩn, máy tính nhận biết lượng oxy không cháy hết ở hệ thống xả. Sau đó là tăng cường phun nhiên liệu ở các kim phun, dẫn đến tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Nếu sử dụng phụ gia, người dùng cần hiểu rõ động cơ của ôtô thuộc loại nào. Phụ gia là loại dùng cho động cơ EFI hay GDI, có tác dụng làm sạch tạp chất ở kim phun hay trong buồng đốt... Hoặc nhờ tư vấn từ những người có chuyên môn để biết nên và không nên sử dụng.
Động cơ ôtô là kết cấu phức tạp, “bệnh” có thể đến từ nhiều nguyên nhân và cách khắc phục khác nhau. Không nên lạm dụng phụ gia khi nhận thấy xe yếu hoặc muốn kim phun, động cơ được làm sạch.
Quá trình sử dụng ôtô cần chú ý đến thời gian bảo dưỡng. Đối với việc làm sạch kim phun hay buồng đốt, chủ xe có thể đến các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp, uy tín. Ngoài kiểm tra các kim phun bằng hệ thống chuyên biệt, việc súc, rửa piston, buồng đốt được thực hiện chi tiết hơn.
Theo vnexpress.net
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Tìm hiểu 'bí kíp' lái xe cho các mẹ bầu
Tại Việt Nam, việc phụ nữ tự mình lái xe để phục vụ cho nhu cầu di chuyển cá nhân ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, khi có được sự may mắn với thiên chức làm mẹ, việc lái xe từ đó cũng trở nên khó khăn hơn. Và sau đây là những lưu ý để các "mẹ bầu" đảm bảo an toàn cho cả mình và thiên thần nhỏ khi lái xe.Xe ô tô sẽ đi được bao xa khi sắp hết nhiên liệu?
Đổ nhiên liệu cho xe là việc làm rất quan trọng nhưng đôi khi do đãng trí hay chủ quan mà các tài xế có thể quên việc này. Do vậy, các nhà sản xuất luôn thiết kế mức dự phòng hay cảnh báo khi xe có mức nhiên liệu quá thấp đến các tài xế. Và câu hỏi đặt ra là khi mức nhiên liệu ở mức thấp thì xe có thể đi được bao xa để tìm kiếm nguồn nhiên liệu ?Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới
Với những ai đang sở hữu xe ô tô, ít nhiều trong đời chúng ta cũng phải một lần lái xe đường dài, đặc biệt là dịp Lễ, Tết sắp đến. Tuy nhiên, lái xe đường dài luôn tiểm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm hơn gấp nhiều lần nếu so với lái xe trong phố. Với những người lái mới, các kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều khi mùa nghỉ Tết Nguyên Đán sắp tới.Mâm xe ô tô bằng thép hay hợp kim cứng hơn ?
Với chất lượng đường sá chưa tốt ở Việt Nam và còn xuất hiện nhiều ổ gà hay chướng ngại vật thì việc mâm (vành) xe ô tô bị móp méo hay thậm chí là bể là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy thì mâm bằng thép hay hợp kim sẽ có độ cứng cao hơn.Những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc cần biết
Đèo dốc quanh co là một trong những điều kiện giao thông gây nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là với những lái xe chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ giới thiệu đến độc giả những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để điều khiển xe một cách an toàn qua những cung đường đèo dốc.5 bí quyết lái xe an toàn trên đường cao tốc
Dưới đây là một số bí quyết giúp tài xế trở nên khéo léo và tự tin hơn khi di chuyển với tốc độ cao trên đường cao tốc.Cách tính khoảng cách phanh an toàn
Tùy thuộc vào tốc độ, điều kiện đường sá và thời tiết... mà khoảng cách phanh trong từng thời điểm sẽ phải có sự thay đổi tương ứng để đảm bảo an toàn cho người cầm lái và phương tiện phía trước.Những cách chống say xe hiệu quả mà không cần thuốc
Nếu lo ngại hại bao tử hoặc ảnh hưởng hệ thần kinh do uống các loại thuốc chống say tàu xe, bạn có thể áp dụng các cách đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả dưới đây.Nhắn tin khi lái xe nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Mỗi một tin nhắn, biểu tượng cảm xúc hay hình selfie có khả năng thu hút sự chú ý của bạn cũng đồng thời có thể làm hạn chế nhận thức khi đang lái xe.5 điều nhầm tưởng về nhiên liệu thường gặp
Bạn có thực sự am hiểu về quá trình đốt cháy nhiên liệu trong ô tô? Hoặc bạn đã bao giờ nghe về việc xe sẽ đi được lâu hơn nếu bạn đổ xăng vào buổi sáng? Nhiều người thậm chí còn tin rằng ô tô sẽ đi nhanh hơn nếu sử dụng nhiên liệu phản lực. Nhưng những điều này có thật đúng?