Vì sao không nên dùng 2 chân khi lái xe số tự động?

Chuyên đề: Hướng dẫn sử dụng & Kinh nghiệm lái xe
Chỉnh sửa lúc: 01/10/2024

Với xe số tự động, việc sử dụng cả 2 chân khi lái sẽ khiến tài xế rất dễ đạp nhầm chân ga và chân phanh.

1. Vì sao không nên sử dụng 2 chân khi lái xe số tự động?

Các nhà sản xuất ô tô đều khuyến cáo, người lái xe số tự động chỉ nên sử dụng chân phải để đạp chân ga và chân phanh, chân trái nghỉ. Mặc dù vậy, không ít bác lại có thói quen dùng chân trái để đạp phanh, chân phải để đạp ga. Đây là thói quen rất tai hại, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, do đó cần loại bỏ ngay.

Không ít bác có thói quen dùng chân trái để đạp phanh, chân phải để đạp ga Không ít bác có thói quen dùng chân trái để đạp phanh, chân phải để đạp ga

Có 2 nguyên nhân chính khiến các nhà sản xuất cũng như các chuyên gia khuyến cáo tài xế không nên sử dụng 2 chân khi lái xe số tự động mà chỉ nên dùng chân phải:

Thứ nhất: Về mặt thiết kế của xe

Trên xe số tự động, chân ga và chân phanh được thiết kế lệch về bên phải. Do vậy khi lái, nếu các bác sử dụng chân trái là sai tư thế, có thể phải vặn người, vẹo cột sống khi lái.

Thứ hai: Về mặt vận hành

Sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đạp đồng thời cả ga và phanh khi di chuyển trên đường. Thói quen này của người lái khiến phanh phải làm việc liên tục, dễ nóng đỏ, mất tác dụng. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân khiến cho hiệu suất xe giảm, tăng mức nhiên liệu tiêu thụ.

Quan trọng hơn, việc sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động thì trong những tình huống bất ngờ, theo phản xạ, tài xế sẽ đạp cả 2 chân, làm giảm khả năng dừng xe, nguy cơ xảy ra tai nạn vì thế rất cao.

2. Những trường hợp nào dễ dẫn tới đạp nhầm chân ga nhất?

Một trong những trường hợp dễ dẫn tới đạp nhầm chân ga nhất là khi người lái rơi vào tình huống bất ngờ trong không gian hẹp. Chẳng hạn như khi người lái đang cố đạp ga thật nhanh để vượt xe khác nhưng không gian lại bị giới hạn bởi xe chạy từ phía ngược chiều, dải phân cách bên trái hoặc bên phải.

Ngoài ra, các trường hợp khác dễ khiến nhầm chân phanh sang chân ga là khi người lái đang trong đoạn đường tắc, xe chạy chậm, không tải để lăn bánh, lùi xe vào chuồng đỗ. Đây đều là những tìng huống rất dễ dẫn đến đạp nhầm chân ga khi lái xe số tự động.

3. Nguyên nhân nào khiến người lái đạp nhầm chân ga?

Theo các chuyên gia y tế, với trường hợp người lái đang chạy nhanh và muốn nhấn ga để vượt thì đây là lúc bàn chân phải rơi vào trạng thái bị tê ì. Thường thì khi lưu thông trên những đoạn đường không cần phanh nhiều, người lái sẽ chỉ để chân ở bàn đạp ga, không thay đổi để chân có cảm giác, điều này khiến chân bị tê ì. Do vậy khi bất ngờ, phản ứng đơn giản nhất ngay lúc đó là đạp tiếp mà không thể nhấc hoặc xoay chân sang bàn đạp phanh.

 Linh hoạt thay đổi vị trí chân phải giữa ga và phanh để tránh tê ì  Linh hoạt thay đổi vị trí chân phải giữa ga và phanh để tránh tê ì

Ở những trường hợp xe đang chạy chậm hoặc lăn bánh không tải, các chuyên gia y tế lý giải rằng nguyên nhân dẫn đến đạp nhầm chân phanh sang chân ga là do kiểu ngộ nhận của thần kinh. Lý do là vì khi chân đang đặt trên bàn phanh, nên lỡ có trường hợp bất ngờ xe lăn nhanh hơn, thần kinh có xu hướng hiểu rằng "chuyển sang bàn đạp khác sẽ giúp xe dừng". Đây là phản xạ suy luận được hình thành từ thói quen có điều kiện là khi xe đang chạy, chuyển từ chân ga sang phanh thì xe dừng, mà không xác định rõ chân nào là phanh, chân nào là ga.

Các phản xạ và nguyên nhân nêu trên thường dễ bắt gặp với những người mới lái xe, chưa có nhiều kinh nghiệm, tâm lý chưa vững vàng, dễ bị hoảng loạn. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là việc nhầm chân ga không xảy ra đối với những “tài già” nếu có tâm lý chủ quan, chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia hoặc vi phạm những nguyên tắc an toàn khác khi lái xe.

4. Làm cách nào để không đạp nhầm chân ga?

Để không đạp nhầm chân ga khi lái xe số tự động thì có 2 điều kiện mang tính quyết định mà các bác cần phải tuân thủ: Một là giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo, hai là rèn luyện thói quen “chân phải không bao giờ nghỉ”.

Theo đó, một khi đã ngồi sau vô lăng, các bác cần đảm bảo sức khỏe ở tình trạng tốt nhất, không mệt mỏi, đau nhức các bộ phận như chân, tay, vai hoặc lưng. Đặc biệt, tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khiến cho thần kinh hưng phấn quá độ.

Điều kiện tiếp theo là phải rèn luyện cơ chế sử dụng chân một cách linh hoạt, không để chân phải nằm ở bàn đạp phanh hoặc ga quá lâu. Việc thay đổi vị trí chân sẽ giúp tránh được tình trạng tê ì, giúp não bộ đưa ra quyết định chính xác hơn. Chẳng hạn như khi chạy lâu trên cao tốc, thay vì cứ giữ chân ở ga, đôi khi các bác nên bỏ chân, xoay gót qua lại để chân có cảm giác.

Về mặt kỹ năng lái xe, các bác nên tuân thủ các nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc 1: Chân không rời sàn

Hãy giữ cho chân không rời sàn xe và chỉ sử dụng chân phanh để điều khiển ga và phanh. Gót chân nên để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh, chỉ sử dụng phần ức bàn chân để di chuyển qua lại. Đây là cách để tránh tình trạng nhầm lẫn và có thể điều chỉnh lực ga và lực phanh khi lái.

Hãy giữ cho chân không rời sàn Hãy giữ cho chân không rời sàn

Nguyên tắc 2: Rời chân ga – rà chân phanh

Rèn luyện thói quen rời chân ga, rà chân phanh sẽ giúp các bác luôn trong tư thế sẵn sàng phanh thay vì nhấn ga.

Về kỹ năng đặt chân khi lái, các chuyên gia cho biết, đặt chân chữ V sẽ cho cách vận hành thoải mái và an toàn nhất. Tuy nhiên cần lưu ý những trường hợp phanh gấp. Một số tài xế có thói quen xoay gót để đạp phanh, nhưng cử chỉ này có thể nguy hiểm trong trường hợp bàn đạp phanh và ga ngang và gần nhau. Lúc đó, bàn chân phần lớn nằm ở phanh nhưng vẫn bám một phần nhỏ sang chân ga, khiến phanh mất tác dụng.

Chỉ được phép và tạo phản xạ điều khiển bàn đạp ga và phanh cùng bằng bàn chân phải Chỉ được phép và tạo phản xạ điều khiển bàn đạp ga và phanh cùng bằng bàn chân phải

Để khắc phục với những xe có bàn đạp phanh và ga ngang, gần nhau, cần tập thói quen nhấc hẳn chân và đạp thẳng mỗi khi phanh gấp. Cách bố trí hình học giữa ghế lái và chân ga giúp tài xế luôn đạp vào phanh nếu chân phải đạp thẳng, mạnh.

Lưu ý cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng khi lái xe số tự động, đó chính là luôn tuân thủ giới hạn tốc độ cho phép. Tốc độ tối đa được quy định ở mỗi đoạn đường đều được tính toán dựa trên nhiều yếu tố, giúp đảm bảo bảo đủ không gian, địa hình để người lái xe có thể phản ứng nhanh, chính xác nhất khi xảy ra sự cố. 

Xem thêm: 

Cách lái xe số tự động, số sàn lên dốc, đổ đèo, ôm cua & vượt xe an toàn

Làm gì để khỏi nhầm chân ga với chân phanh?

Cách lái xe số tự động an toàn

Bạn cảm thấy bài viết hữu ích?

Bài viết nổi bật

Bài viết mới nhất