Vệ sinh ghế da đúng cách
Việc vệ sinh ghế ngồi với chất liệu da nếu không sử dụng đúng hóa chất và các thao tác có thể làm cho ghế nhanh hư, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian nội thất xe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chọn hóa chất cũng như vệ sinh cho ghế da an toàn và hiệu quả.
Vệ sinh ghế da đúng cách - Cách 1
Bước 1: Kiểm tra
Trước khi tiến hành vệ sinh ghế ngồi, hãy kiểm tra kỹ xem có các lỗ thủng, vệt rách nào không để tránh tình trạng nước và các chất tẩy rửa ngấm sâu vào trong, về lâu dài sẽ làm hôi và mục ghế.
Trước khi quyết định sử dụng chất tẩy rửa nào đó để vệ sinh cho xe thì bạn cần đọc kỹ những hướng dẫn cũng như cảnh báo của nhà sản xuất. Trong mỗi cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm có thể có những thông tin về cách chăm sóc ghế da và các chất tẩy rửa cần tránh tiếp xúc.
Bước 2: Hút bụi
Sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn bám trên bề mặt ghế. Cần chọn máy hút với đầu hút phù hợp để có thể thổi hết bụi bẩn bám trong khe giữa các hàng ghế hoặc là các vết nứt. Thực hiện các thao tác một cách nhẹ nhàng để tránh làm xước bề mặt ghế.
Bước 3: Loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt
Có 2 trường hợp, hoặc là bề mặt ghế bám một lớp bụi bẩn có thể nhìn thấy rõ, hoặc là lớp bụi li ti khó nhận thấy bằng mắt thường. Dùng một chiếc khăn ẩm để lau sạch các lớp bụi này, hoặc là bạn có thể sử dụng thêm các chất tẩy rửa chuyên dụng cho chất liệu da.
Nếu không tìm mua được chất tẩy rửa dành riêng cho chất liệu này, hoặc là để tiết kiệm hơn thì bạn có thể tạo một hỗn hợp tẩy rửa khá hiệu quả và an toàn với sự kết hợp của 1 phần dấm trắng và 2 phần dầu lanh cho vào bình xịt hoặc là một cái chén nhỏ, trộn đều. Hợp chất này vừa đủ nhẹ nhàng để tẩy sạch các vết bụi, vết ố trên bề mặt ghế, vừa giúp cho bề mặt da trở nên sáng bóng hơn và cũng rất an toàn với da tay.
Bước 4: Làm sạch sâu
Các chất tẩy rửa và khăn vải chỉ có thể giúp làm sạch những vết bẩn bám nhẹ ở bề mặt, để làm sạch sâu hơn thì chúng ta cần một chiếc bàn chải lông mềm. Phun trực tiếp chất tẩy lên ghế và dùng bàn chải chà nhẹ nhàng.
Nếu ghế da của xe là loại không có lỗ thông hơi, bạn nên nhớ không phun trực tiếp chất tẩy lên bề mặt ghế, thay vào đó hãy cho chất tẩy lên một bàn chải lông cứng và thưa để chà, sau đó thì lau khô bằng khăn vải.
Bước 5: Lau sạch chất tẩy rửa
Sau khi đã loại bỏ các vết bụi, ố trên bề mặt da, chúng ta cần làm sạch chất tẩy rửa đã sử dụng bằng cách dùng một chiếc khăn vải mềm để lau và thấm hết các chất đó vào chiếc khăn này.
Bước 6: Làm sạch định kỳ
Với ghế ngồi bằng chất liệu da cũng như các chi tiết khác trong xe có bọc da, bạn nên làm sạch định kỳ vào mỗi tháng, hoặc nếu không có thời gian thì ít nhất là 3 – 4 lần trong năm. Bạn cũng có thể thực hiện thường xuyên hơn ngay khi nhận thấy bụi bẩn và ghế bắt đầu có hiện tượng ngả màu, điều này sẽ giúp cho bề mặt vừa sạch, vừa sáng bóng hơn.
Vệ sinh ghế da đúng cách - Cách 2:
Bước 1: Chọn hóa chất
Chọn dung dịch có độ pH trung tính để không làm mòn, ải bề mặt da. Tốt nhất nên tìm mua những sản phẩm có chất lượng cao, thành phần không chứa dầu, silicone, hoặc sáp. Các sản phẩm chất lượng cao cũng đảm bảo độ pH trung tính. Các hóa chất rẻ tiền có thể làm cho bề mặt da của ghế trông có vẻ bóng hơn nhưng lại nhanh làm hỏng chất liệu này.
Bước 2: Kiểm tra hóa chất
Để biết hóa chất đã chọn có phù hợp và an toàn hay không, bạn có thể thực hiện một phép kiểm tra nhỏ bằng cách sử dụng hóa chất đó thấm vào một chiếc khăn nhỏ, sau đó chọn một góc khuất của ghế với diện tích nhỏ, nhẹ nhàng chà lên đó và đợi vài phút sau xem có sạch bụi bẩn và có làm phai màu da hay không? nếu không thì có thể yên tâm sử dụng cho toàn bộ mặt ghế.
Bước 3: Bắt đầu chà sạch toàn bộ ghế
Sau khi đã chắc chắn về sự an toàn và phù hợp của hóa chất, chúng ta sẽ tiến hành làm sạch toàn bộ ghế. Sử dụng miếng bọt biển hoặc là khăn vải mềm để chà một cách nhẹ nhàng vào bề mặt da. Lưu ý không nên sử dụng quá nhiều hóa chất, hãy tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng. Việc sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa hơn có thể sẽ giúp cho bề mặt da nhanh sạch và trông bóng hơn nhưng lại có thể làm hư hại bề mặt và mau bám bẩn trở lại hơn. Sau khi đã lau sạch bụi bẩn, sử dụng một chiếc khăn mềm sạch, hút ẩm để thấm hết bụi bẩn và cả chất tẩy rửa.
Bước 4: Đợi hóa chất thấm vào bề mặt da
Sau khi hoàn tất khâu làm sạch thì bạn nên để xe trong bóng râm, hoặc là để qua đêm trong gara để tránh được tác động của tia UV, làm biến đổi hóa chất gây hư hại bề mặt da. Bên cạnh đó bạn cũng không nên ngồi lên ghế ít nhất là sau 1 tiếng đồng hồ.
Bước 5: Lau bóng bề mặt
Sau thời gian chờ đợi hóa chất ngấm hết vào da và làm mềm da, tiếp tục sử dụng một chiếc khăn sạch, khô để đánh bóng bề mặt ghế. Khi đánh bóng nên thao tác theo chuyển động tròn và đều tay. Bước cuối cùng này không những giúp cho bề mặt da bóng hơn mà còn giúp loại bỏ hết các hóa chất còn sót lại.
Theo wikihow
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Vượt xe đúng cách: kinh nghiệm lái xe an toàn cho người mới lái
Trong những khóa huấn luyện lái xe tại nước ta, hầu như còn khá sơ sài trong việc đào tạo những kỹ năng trong việc lái xe. Đa phần học viên sau khi tốt nghiệp đều đạt yêu cầu "Biết lái một chiếc xe". Vậy các kỹ năng khác thì sao?Kinh nghiệm đi chơi xa với xe hạng A
Hyundai Grand i10 hay Kia Morning là những chiếc xe bán chạy trong phân khúc A. Cả hai đều sở hữu ưu điểm như kích thước nhỏ gọn, động cơ tiết kiệm nhiên liệu… Tuy nhiên đi chơi xa với những chiếc xe cỡ nhỏ lại tiềm ẩn nhiều vấn đề.4 kỹ năng lái xe khi gặp đèn giao thông
Mặc dù là những kỹ năng đơn giản nhưng không ít người quên hoặc cố tình quên, từ đó gây những vụ tai nạn nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ một lần nữa giúp bạn "nằm lòng" những kỹ năng này để lái xe an toàn hơn khi gặp các nhịp đèn, tránh được những tai nạn đáng tiếc.Kinh nghiệm vệ sinh xe hơi khỏi các mùi khó chịu
Vệ sinh xe hơi là việc cần thiết và không kém phần quan trọng vì hàng ngày, xế yêu của bạn sẽ phải chịu rất nhiều tác nhân khiến nó bị dơ và ám mùi như khí hậu ẩm ướt, bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống.v.v… Đi lại trên một chiếc xe "có mùi" là một trải nghiệm hơi khó chịu với bất kì ai. Đặc biệt là khi vào mùa mưa, chiếc ô tô của bạn rất dễ có mùi hôi khó chịu, nó sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái và sức khỏe của bạn cũng như hành khách trên xe.Những kinh nghiệm lái xe cho tài mới
Bất kỳ ai khi mới tập lái xe cũng có những bỡ ngỡ, va vấp trước khi trở thành một tài xế chắc tay. Trước tiên hãy nhớ những kinh nghiệm lái xe sau để đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người.Những điều kiêng kỵ cho tài xế khi lái xe
Đàn ông không nên hút thuốc khi đang lái xe. Còn với phụ nữ, ngắm vuốt và đi giày cao gót là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn. Đây là những lời khuyên giúp bạn lái xe an toàn.Kinh nghiệm tự tân trang xế yêu đón Tết
Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc chăm sóc xe những ngày cận Tết, nhóm danhgiaXe xin chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm để có thể tự tân trang xế yêu tại nhà.Những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc cần biết
Đèo dốc quanh co là một trong những điều kiện giao thông gây nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là với những lái xe chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ giới thiệu đến độc giả những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để điều khiển xe một cách an toàn qua những cung đường đèo dốc.Tìm hiểu về thi sát hạch lái xe ô tô hạng B2
Thi sát hạch lái xe ô tô hạng B2 là hình thức thi do Sở Giao thông công chính tổ chức thi và chấm, gồm 3 phần thi chính là thi lý thuyết, thi thực hành lái xe trong sân sa hình và thi lái xe trên đường trường.Mẹo canh xe để tránh va chạm
Lái xe ô tô khác biệt rất lớn so với điều khiển xe máy, đa phần phụ thuộc vào cảm giác của người lái và xe. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể lý tính cảm giác này nếu nắm bắt được một số mẹo dưới đây, giúp canh xe được tốt hơn, tránh tai nạn và giảm các va quẹt không đáng có.