[VIMS 2017] Văn hoá đi xe ô tô tại Việt Nam - Chung tay đóng góp vì lợi ích chung của cộng đồng

Chuyên đề: Vietnam Motor Show
Chỉnh sửa lúc: 27/10/2017

Những vấn đề cót lõi trong văn hoá tham gia giao thông nói chung và văn hoá lái xe ô tô nói riêng, đồng thời các giải pháp góp phần cải thiện tình hình tham gia giao thông đã được bàn luận tại “Văn hoá đi xe Ô tô tại Việt Nam” nằm trong khuôn khổ triển lãm VIMS 2017.

Tiếp nối ngày khai mạc ấn tượng, Hội thảo chính thức trong khuôn khổ Triển lãm Ô tô Quốc tế Việt Nam – VIMS 2017 với chủ đề “Văn hoá đi xe ô tô tại Việt Nam” đã diễn ra và nhận được sự quan tâm của đông đảo khách mời và khách tham quan. 

Xem thêm: A3 Sportback 2017 - nhân tố khuấy động gian hàng Audi tại VIMS
Xem thêm: Mua bán xe ô tô cũ mới giá tốt

Hội thảo theo hình thức thảo luận mở đã nơi để đại diện của Uỷ ban An Toàn Giao thông Quốc gia, các nhà nhập khẩu ô tô xe máy chính hãng, các cơ quan thông tấn báo chí, các chuyên gia về Văn hoá, Truyền thông và công chúng quan tâm trao đổi về những vấn đề cót lõi trong văn hoá tham gia giao thông nói chung và văn hoá lái xe ô tô nói riêng, đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần cải thiện tình hình tham gia giao thông tại Việt Nam.

Trong bối cảnh số lượng các phương tiện tham gia giao thông đang gia tăng với tốc độ chóng mặt tại các đô thị lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, tình hình giao thông đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do hành vi ứng xử và văn hoá tham gia giao thông của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra hơn 9.000 vụ tai nạn với tính chất ngày càng nghiêm trọng đã tạo áp lực ngày càng lớn lên công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), đồng thời, đòi hỏi sự chung tay của không chỉ các cơ quan có thẩm quyền mà cả ý thức và văn hóa của những người tham gia giao thông nhằm cải thiện thực trạng đáng lo ngại này.

Ba vấn đề chính được nêu ra trong khuôn khổ hội thảo “Văn hoá đi xe ô tô tại Việt Nam” bao gồm:

(1) Văn hoá đi xe ô tô của những người có địa vị xã hội và cách ứng xử khi tham gia giao thông ảnh hưởng thế nào đến danh tiếng của họ.
(2) Văn hóa đi xe ô tô không chỉ thể hiện qua sự tuân thủ các quy định pháp luật mà còn qua cách ứng xử trong các tình huống hàng ngày.
(3) Văn hoá đi xe ô tô đối với người tự lái xe và những người có tài xế riêng. Kèm theo đó là sự cần thiết của việc đào tạo cho tài xế riêng về văn hoá đi xe ô tô.

Buổi hội thảo mở màn với phần chia sẻ của ông Nguyễn Đình Thành – Giám đốc điều hành & Đồng sáng lập Elite PR School, Chuyên gia về Văn hoá và Truyền thông về khía cạnh văn hoá ứng xử và phong cách sống thông qua việc đi xe ô tô. Phần chia sẻ cho thấy một cái nhìn mới mẻ về sự tác động của năm giác quan tới hành vi lái xe, cũng như đưa ra những gợi ý thú vị cho người điều khiển phương tiện để mỗi hành trình trở thành những trải nghiệm thoải mái và dễ chịu nhất.

Sau phần mở màn, hội thảo đi vào phiên thảo luận chính xoay quanh chủ đề văn hóa đi xe ô tô tại Việt Nam, với sự tham gia của ông Trần Hữu Minh – Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, ông Nguyễn Đình Thành – Giám đốc điều hành & Đồng sáng lập Elite PR School, Chuyên gia về Văn hoá và Truyền thông, và bà Phan Thị Ngọc Diễm – CEO Công ty TNHH Truyền thông Ngọc Nam Phương, Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008. Buổi hội thảo được điều hành bởi ông Lê Quốc Vinh – chủ tịch Tập đoàn truyền thông Lê. Những chia sẻ của đại diện cơ quan Nhà nước về các chính sách và nỗ lực trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức và văn hoá người dân khi tham gia giao thông, cùng những đánh giá thực tiễn và đề xuất nhằm cải thiện văn hóa tham gia giao thông bằng ô tô được nêu ra trong phiên thảo luận đã đem đến nhiều thông tin hữu ích, tạo nền móng cho các cơ quan có thẩm quyền cũng như các doanh nghiệp nghiên cứu, đưa ra các giải pháp và hợp tác để cải thiện văn hóa giao thông tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Laurent Genet, Tổng giám đốc Nhà nhập khẩu chính thức Audi, Đại diện các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng tại Việt Nam, bày tỏ: “Nhận thấy rằng đa số các vấn đề về giao thông tại Việt Nam hiện nay đều xảy ra do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông, mà trong đó văn hoá đi xe ô tô là một vấn đề cần được chú trọng, Ban Tổ Chức của VIMS 2017 mong muốn thực hiện buổi hội thảo chuyên ngành nhằm mang đến nhiều góc nhìn mới mẻ về văn hoá đi xe ô tô tại Việt Nam, làm nền tảng để đưa ra những giải pháp khả thi, thiết thực, giúp các cơ quan có thẩm quyền cũng như các doanh nghiệp và công chúng có thể chung tay góp phần cải thiện tình trạng giao thông tại Việt Nam.”

Qua 2 năm thực hiện, các hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Triển lãm Ô tô Quốc tế Việt Nam với nội dung xoay quanh các vấn đề về xe và chính sách, văn hóa, xã hội... đã khẳng định tính thiết thực cao, mang lại nhiều giá trị thực tiễn cho các đơn vị tham gia, đồng thời trở thành một phần không thể thiếu tạo nên thành công của các kỳ triển lãm. Cùng với hội thảo “Văn hoá đi xe ô tô tại Việt Nam” và nhiều hoạt động hấp dẫn khác, VIMS 2017 hứa hẹn sẽ đón tiếp hàng trăm nghìn lượt khách từ nay đến hết ngày 29/10/2017, trở thành sự kiện ấn tượng nhất trong năm dành cho giới mộ điệu xe nói riêng và cả công chúng nói chung.

Các thông tin cập nhật từng hoạt động diễn ra hàng ngày về triển lãm, các câu chuyện của các hãng xe, các hoạt động tương tác và nhiều nội dung thú vị khác,… vẫn đang liên tục được đưa lên Website và Facebook chính thức của VIMS 2017:

• Website: http://www.vietnaminternationalmotorshow.vn
• Facebook: https://www.facebook.com/VietnamInternationalMotorShow 
Bạn cảm thấy bài viết hữu ích?

Bài viết nổi bật

Bài viết mới nhất