- Trang chủ
- Tin xe trong nước
- Chương trình Tôi yêu Việt Nam tái xuất, đưa giao thông vào thế giới trẻ thơ
Chương trình Tôi yêu Việt Nam tái xuất, đưa giao thông vào thế giới trẻ thơ
Chương trình hướng dẫn an toàn giao thông mang tên ‘Tôi yêu Việt Nam’ phiên bản mới ‘Vui giao thông’ sẽ phát sóng hàng tuần từ thứ 7, ngày 19.9, lúc 18 giờ 50 và phát lại lúc 16 giờ 10 thứ hai, trên VTV3.
“Tôi yêu Việt Nam” khởi đầu là chương trình hướng dẫn về an toàn giao thông (ATGT) và kỹ năng lái xe an toàn (LXAT) được Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục CSGT Bộ Công an, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp triển khai và phát sóng trên truyền hình từ năm 2004.
Từ đó đến nay, chương trình đã liên tục được cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung, nhằm đem đến những câu chuyện, hình ảnh chân thực về thực trạng giao thông tại Việt Nam cùng những bài học giao thông bổ ích, giúp người xem bổ sung kiến thức và kỹ năng để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng một xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Năm 2020, “Tôi yêu Việt Nam” trở lại với phiên bản hoàn toàn mới, tập trung vào lứa tuổi mầm non, từ 3 - 5 tuổi, là độ tuổi hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và cũng bắt đầu tham gia giao thông. Theo đó, cùng với việc phát sóng trên truyền hình, từ năm học 2020 - 2021, HVN sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT triển khai thí điểm chương trình đào tạo trực tiếp trong trường mầm non tại 5 tỉnh thành.
Mở đầu “Tôi yêu Việt Nam” mùa này sẽ là series phim hoạt hình với tên gọi “Vui giao thông” xoay quanh 3 nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu: Bi (Khỉ) - Bo (Mèo) - Ben (Tắc kè) với ba cá tính khác nhau. Mỗi tập phim là một bài học, câu chuyện giao thông thông qua lăng kính hồn nhiên, sinh động của 3 nhân vật hoạt hình. Bi, Bo, Ben giống như những người bạn của các em nhỏ, cùng nhau khám phá thế giới và hình thành những nhận thức và bài học đầu tiên về giao thông.
Bi là một bạn khỉ kháu khỉnh, hiếu động và tràn đầy năng lượng. Cậu luôn tỏ ra hứng khởi với mọi trải nghiệm trong cuộc sống và hiếu thắng. Cậu nổi bật với bộ lông vàng tươi, khuôn mặt lanh lợi, dáng vẻ năng động, cử chỉ nhanh nhẹn, hoạt bát như những bé trai tinh nghịch.
Cô bạn Mèo tên Bo lại rất thông minh và ham học hỏi. Luôn mang bên mình cuốn sách thần kỳ “biết tuốt” Honda chứa đầy kiến thức giao thông hữu ích, cô cũng luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè khi đối mặt với những câu hỏi, tình huống giao thông khó nhằn trong những chuyến đi chơi, trải nghiệm thú vị. Mèo Bo sở hữu bộ lông cam đốm rực rỡ, đôi mắt thông minh, duyên dáng, hồn nhiên.
Bạn tắc kè tên Ben thì lại là khá e dè. Ben có cặp kính mọt sách to bản và đôi mắt đảo quanh 360 độ mỗi khi suy nghĩ. Ngoại hình của Ben đặc biệt nhất trong ba nhân vật. Mỗi khi trả lời sai một câu hỏi nào đó, Ben bối rối và đột nhiên tàng hình. Ngược lại, mỗi khi trả lời đúng, Ben thành nhà ảo thuật tài ba với khả năng biến màu kỳ diệu.
Mỗi nhân vật trong phim mang một tính cách khác nhau nhưng gần gũi, đáng yêu và thân thuộc như những người bạn tuổi thơ, sẽ cùng các bé học hỏi, khám phá thế giới và tham gia giao thông an toàn.
Chương trình “Vui giao thông” gồm 26 tập, mỗi tập 5 phút, sẽ phát sóng từ ngày 19.9 vào lúc 18 giờ 50 thứ bảy hàng tuần, phát lại 16 giờ 10 thứ hai hàng tuần trên VTV3. Loạt phim hoạt hình này còn được phát trên kênh Youtube và Fanpage chính thức của “Tôi yêu Việt Nam”, đồng thời, phát trên kênh Youtube POPS Kids, kênh giáo dục và giải trí hàng đầu cho trẻ em tại Việt Nam, tại các địa chỉ:
https://www.youtube.com/TôiYêuViệtNam2020
https://www.facebook.com/Hondatoiyeuvietnam/
https://www.youtube.com/user/popskids
Bên cạnh series phim hoạt hình trên các kênh truyền thông, “Tôi yêu Việt Nam” mùa mới còn triển khai thí điểm hoạt động đào tạo cho các bé tại trường mầm non trong năm học 2020 - 2021, tại Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Lâm Đồng, Cần Thơ, mỗi địa phương gồm 3 trường mẫu giáo. Tham gia hoạt động đào tạo tại trường học, các bé sẽ có cơ hội nhập vai các nhân vật khác nhau trong hoạt động giao thông: người tham gia giao thông, người điều hành giao thông, trải nghiệm các tình huống thực tế với các tài liệu hướng dẫn tham gia giao thông an toàn do HVN phối hợp với Bộ GD-ĐT, Vụ Giáo dục Mầm non biên soạn.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
4 lỗi phổ biến của tài xế Việt khi dừng, đỗ xe
Không riêng gì lái mới, ngay cả những bác đã cầm lái lâu năm nếu không để ý thì cũng rất dễ mắc phải những lỗi phổ biến sau đây khi dừng, đỗ xe.Kinh nghiệm xử lý khi động cơ xe ô tô quá nóng (đồng hồ nhiệt tăng cao)
Động cơ xe nóng có thể do thiếu nước làm mát hoặc bị rò rỉ nhưng vẫn có thể kiểm soát tình hình bằng những kỹ năng đơn giản.Bỏ ngay những thói quen này nếu không muốn tàn phá hệ thống phanh
Kéo phanh tay khi về số P, rà phanh khi đổ dốc, xe chưa dừng đã hạ phanh tay… là những thói quen sẽ tàn phá hệ thống phanh của ô tô.Nguyên nhân và cách khắc phục khi xe nhả khói
Nếu một buổi sáng trời đông lạnh lẽo, bạn khởi động xe hơi và phía sau xuất hiện làn khói mờ ảo thì hãy khoan vội lo, đó chỉ là do hơi nước đọng lại trong ống xả bị đốt nóng và bốc hơi. Nhưng nếu nơi bạn sinh sống khá nóng bức hay xe đang di chuyển trên đường thì việc khói xuất hiện rõ ràng là không hề ổn.Hiện tượng 'trượt nước': Nguyên nhân và cách phòng tránh
Bánh xe trượt nước là một trong những nỗi ám ảnh của người cầm lái khi di chuyển trong trời mưa, trên những cung đường trơn trượt. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt nước là gì? Làm cách nào để phòng tránh? Hãy cùng dgX tìm hiểu trong bài viết dưới đây.Cách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tô
Đèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.Ô tô mất lái: Nguyên nhân, cách xử lý và hạn chế xảy ra mất lái
Ô tô mất lái thường dẫn tới nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy trong trường hợp này cần xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng mất lái? Làm thế nào để hạn chế tình trạng ô tô mất lái? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bác.Vì sao không nên dùng 2 chân khi lái xe số tự động?
Với xe số tự động, việc sử dụng cả 2 chân khi lái sẽ khiến tài xế rất dễ đạp nhầm chân ga và chân phanh.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?Cách lái xe số sàn không bị giật, mượt như xe số tự động
Xe giật cục, chết máy, òa ga… là những tình huống rất dễ gặp phải khi mới biết lái xe số sàn. Nhằm giúp các bác khắc phục tình trạng này, dgX sẽ hướng dẫn cách lái xe số sàn trong 5 tình huống cụ thể sao cho “mượt” như xe số tự động.