Ô tô bị giật khi tăng ga: Nguyên nhân do đâu?
Ô tô bị giật khi tăng ga là một trong những dấu hiệu cho thấy động cơ xe đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Khi nhận thấy hiện tượng này, các bác nên kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục sớm nhất có thể.
Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng ô tô bị giật khi tăng ga.
1. Kim phun nhiên liệu bị tắc
Tác dụng của kim phun nhiên liệu là phun nhiên liệu vào buồng đốt với lưu lượng và thời điểm chính xác. Tuy nhiên nếu bộ phận này lâu ngày không được vệ sinh thì sẽ bị tắc nghẽn, khiến cho lượng nhiên liệu, kích thước hạt phun, thời gian phun bị sai lệch. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ô tô bị giật khi tăng ga.

Xem thêm: Kim phun nhiên liệu và những điểm cần lưu ý
2. Lọc nhiên liệu bị nghẹt
Nhiệm vụ của hệ thống lọc dầu, lọc xăng là làm sạch nhiên liệu trước khi vào buồng đốt. Do vậy, sau một thời gian vận hành, bộ phận này sẽ bị bám cặn, tạp chất, cần được vệ sinh định kỳ nếu không sẽ bị nghẽn lọc, gây ảnh hưởng tới chất lượng nhiên liệu và tỉ lệ hòa khí ở trong buồng đốt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe rung giật hoặc chết máy giữa đường, nhất là khi các bác đạp ga sâu.
3. Hệ thống đánh lửa gặp trục trặc
Hệ thống đánh lửa gặp trục trặc cũng sẽ gây ra tình trạng ô tô bị giật khi tăng ga. Theo đó, nếu các chi tiết như bugi bị mòn, bô bin đánh lửa xe trục trặc, bộ chia điện hay dây cao áp bị hỏng hóc… đều sẽ ảnh hưởng tới khả năng đánh lửa của bugi, từ đó gây ra hiện tượng xe bị giật khi tăng ga.
4. Cảm biến lưu lượng không khí gặp trục trặc
Nhiệm vụ của cảm biến lưu lượng không khí là giám sát lượng khí di chuyển từ ngoài qua họng hút đi vào buồng đốt. Sau một thời gian sử dụng, bộ phận này sẽ bị bám bẩn. Nếu bụi bẩn tích tụ quá nhiều, cảm biển sẽ không còn đảm bảo sự chính xác trong việc kiểm soát lượng khí vào buồng đốt, khiến cho quá trình đốt cháy bên trong động cơ không còn hiệu quả, từ đó dẫn đến hiện tượng xe lên ga bị giật, đạp ga bị giật cục.
Ví dụ, khi không khí đi qua họng hút với một lượng lớn nhưng cảm biến thiếu chính xác, báo dữ liệu tới ECU là lượng nhỏ thì sẽ khiến cho ECU điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu không chuẩn, từ đó gây ra sai lệch về tỉ lệ hòa khí và dẫn tới tình trạng xe lên ga bị giật, đạp ga bị giật khục.
5. Cảm biến vị trí bướm ga bị lỗi
Chức năng của cảm biến tại vị trí bướm ga là đo độ mở của cánh bướm ga cho ECU. Thông qua đây, ECU sẽ đo được độ tải của động cơ, từ đó điều chỉnh lượng nhiên liệu và góc đánh lửa phù hợp. Do vậy nếu cảm biến này gặp phải một số lỗi như biến trở hở, đứt… sẽ khiến ECU tính toán sai, dễ gây hiện tượng nhiên liệu bị đốt cháy không đều. Dấu hiệu thường thấy là động cơ yếu, xe bị đề khó nổ, ô tô bị giật khi tăng ga.
6. Cảm biến oxy bị bẩn
Vai trò của cảm biến oxy là đo lượng oxy dư trong khí thải động cơ để ECU điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí phù hợp. Do vậy, bộ phận cảm biến này nếu bị bẩn thì thông tin truyền đi sẽ không còn chính xác. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân ô tô bị giật khi tăng ga hoặc khi đang vận hành…
Xem thêm:
Hệ thống điều khiển ECU – Cấu tạo, Vai trò và Nguyên lý hoạt động
7. Hệ thống tuần hoàn khí thải EGR bị kẹt
Nhiệm vụ của hệ thống tuần hoàn khí thải EGR là đưa khí xả từ động cơ trở lại đường ống nạp và vào buồng đốt, giúp giảm nhiệt độ trong quá trình cháy, giảm lượng NOx thải ra ngoài.
Nếu van tuần hoàn khí thải bị kẹt mở thì khí xả sẽ liên tục tràn vào buồng đốt, khiến ô tô bị rung giật lúc khởi động hay khi chạy tốc độ thấp. Ngược lại, nếu van tuần hoàn khí thải bị kẹt đóng, khí xả sẽ không thể trở vào buồng đốt. Dấu hiệu thường thấy là động cơ xuất hiện tiếng gõ, tiếng nổ lớn…
8. Không khí bị tràn vào buồng đốt
Khi động cơ đang hoạt động mà hệ thống đường ống, xi lanh bị nứt do chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài buồng đốt thì sẽ khiến cho lượng không khí trong buồng đốt bị quá tải. Trong khi đó, tỷ lệ xăng và không khí trong buồng đốt phải đạt mức lý tưởng. Trường hợp sai tiêu chuẩn (quá cao hoặc quá thấp) thì sẽ khiến quá trình đốt không hiệu quả, hoặc nhiên liệu không thể cháy.
Tỉ lệ xăng và không khí trong buồng đốt phải ở mức lý tưởng. Nếu tỉ lệ thực tế không đúng tiêu chuẩn (như quá cao hoặc quá thấp) thì quá trình đốt sẽ không còn hiệu quả, thậm chí nhiên liệu có thể không thể cháy được. Lỗi này sẽ khiến xe bị khựng lại khi tăng tốc, giật khi lên ga...
Trên đây là 8 nguyên nhân gây ra hiện tượng ô tô bị giật khi tăng ga. Dù là do nguyên nhân nào thì để khắc phục, yêu cầu các bác phải nắm rõ chuyên môn kỹ thuật. Do vậy, khi nhận thấy trục trặc, hãy mang xe tới các gara uy tín để được sửa chữa.
Xem thêm:
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Bỏ ngay 3 thói quen này nếu không muốn làm hỏng hệ thống treo của ô tô
Trong quá trình sử dụng, có những thói quen xấu vô hình chung phá hỏng hệ thống treo mà chúng ta không hề hay biết. Hãy check nhanh xem liệu các bác có “dính” lỗi nào trong 3 lỗi được liệt kê trong bài viết dưới đây.Cách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tô
Đèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.Ô tô mất lái: Nguyên nhân, cách xử lý và hạn chế xảy ra mất lái
Ô tô mất lái thường dẫn tới nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy trong trường hợp này cần xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng mất lái? Làm thế nào để hạn chế tình trạng ô tô mất lái? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bác.11 lưu ý để tránh bị trừ điểm và truất quyền trong bài thi sát hạch B2
Khi thực hiện các bài thi sát hạch bằng lái hạng B2, bên cạnh kỹ năng, kinh nghiệm thì tâm lý là yếu tố có tính quyết định rất lớn đến tỉ lệ đậu. Thực tế cho thấy nhiều bác khi học rất tốt nhưng đi thi lại để bị mất điểm một cách nhớ ngẩn, thậm chí bị truất quyền thi. Để tránh gặp phải tình trạng trên, dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua.Cân chỉnh thước lái là gì? Vì sao và khi nào cần cân chỉnh thước lái ô tô?
Hệ thống lái ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của một chiếc ô tô, đóng vai trò đặc biệt quan trọng chỉ sau hệ thống phanh. Việc cân chỉnh để hệ thống lái hoạt động chính xác do đó cũng cần được quan tâm.Những điều cần biết khi mang ô tô đi bảo hành
Nắm rõ các hạng mục, hư hỏng được bảo hành miễn phí, kiểm tra chi phí phát sinh, ghi nhớ các mốc thời gian và đến đúng địa điểm... là những điều mà bạn cần biết khi mang ô tô đi bảo hành.Vì sao không nên dùng 2 chân khi lái xe số tự động?
Với xe số tự động, việc sử dụng cả 2 chân khi lái sẽ khiến tài xế rất dễ đạp nhầm chân ga và chân phanh.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?Cách lái xe số sàn không bị giật, mượt như xe số tự động
Xe giật cục, chết máy, òa ga… là những tình huống rất dễ gặp phải khi mới biết lái xe số sàn. Nhằm giúp các bác khắc phục tình trạng này, dgX sẽ hướng dẫn cách lái xe số sàn trong 5 tình huống cụ thể sao cho “mượt” như xe số tự động.Những cảnh báo không nên bỏ qua trên xe Mercedes-Benz
Tùy vào dòng xe và các trang bị, một chiếc Mercedes có thể phát ra từ 100 đến gần 300 loại thông điệp khác nhau trên màn hình đa năng. Các thông điệp này có thể chỉ là những thông tin mang tính tra cứu, tham khảo, những lời nhắc nhở khi người dùng thao tác sai, hoặc thông báo về lịch bảo dưỡng… Nhưng đôi khi các thông điệp trên màn hình này lại rất quan trọng, cảnh báo tới người dùng về các mối nguy hiểm, các sự cố hoặc lỗi phát sinh.