Vì sao không nên gác chân lên Tablo xe hơi?
Gác chân lên táp lô khi ngồi ở ghế phụ là thói quen của không ít người khi ngồi trên ô tô. Tuy nhiên đây là một thói quen xấu, thậm chí sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi tai nạn xảy ra.
1. Vì sao không nên gác chân lên táp lô?
Vậy chính xác là vì sao không nên gác chân lên táp lô? Có 2 điều bạn cần biết:
*Táp lô là nơi lắp túi khí
*Vận tốc bung của túi khí là rất nhanh, 160-320 km/h.
Như vậy, nếu bạn gác chân lên táp lô, trong trường hợp xảy ra va chạm mạnh đột ngột bạn sẽ không kịp rút chân xuống bởi túi khí bung rất nhanh. Lúc này túi khí sẽ khiến đầu gối của bạn gập lại, đập mạnh vào mặt với lực cực mạnh, gây tổn thương cho mắt, trán, mũi... rất nguy hiểm.
2. Những tai nạn mà bạn có thể gặp phải khi gác chân lên táp lô
Như đã nói, thói quen gác chân lên táp lô có thể sẽ khiến bạn gặp phải những tai nạn rất nghiêm trọng. Như trường hợp của Audra Tatum, trong một lần di chuyển bằng ô tô cùng chồng, Audra đã gác chân lên táp-lô, khi chiếc xe đang chạy với vận tốc trung bình trong tầm kiểm soát, bất ngờ có một xe khác đâm vào hông xe của họ, khiến túi khí lập tức bung ra và bẻ ngoặt chân của Audra ra phía sau. Cả phần xương đùi, mắt cá chân, mũi và vai của cô cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Sau khi tiến hành cấp cứu, các bác sĩ cho biết rằng nếu Audra Tatum ngồi bình thường, đặt chân xuống sàn xe thì cô sẽ không sao, khi túi khí đã bung. Tuy nhiên, do gác chân lên táp-lô nên cô đã phải chịu những cơn đau kéo dài tới 2 năm sau đó.
Một trường hợp khác là cô Grainne Kealy ở Ireland đang gác chân lên táp-lô chiếc Jeep của bạn trai khi xảy ra tai nạn do mặt đường đóng băng trơn trượt, khiến đầu gối cô đập vào mặt với tốc độ gần 200 km/h. Hậu quả là cô đã bị cưa bỏ phần trán và tải qua nhiều cuộc phẫu thuật để tái tạo khuôn mặt. Nhiều năm sau đó, cô mới đủ điều kiện sức khỏe để ghép trán giả. Tuy nhiên, những tổn thương với hệ thần kinh thì không thể chữa lành.
Video sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về tai nạn mà bạn có thể sẽ gặp phải khi gác chân lên táp lô:
3. Một vài lưu ý quan trọng khác
Ngoài thói quen gác chân lên táp lô, không ít người mắc sai làm khi đặt hoặc lắp thêm một số vật dụng lên vị trí này, chẳng hạn như tượng, nước hoa hoặc một số vật trang trí khác... mà không gia cố, cố định chắc chắn. Khi xảy ra tai nạn hoặc trong tình huống phải phanh gấp, túi khí bung sẽ khiến các đồ vật này văng ra và đập trung vào người ngồi sau, gây thương tích. Ngoài ra, một số chủ xe cũng có thói quen dán các loại băng keo, sticker lên vị trí này, gây ảnh hưởng cũng như cản trở sự hoạt động của túi khí.
Không nên dùng ghế trẻ em lắp quay lưng về phía trước nếu xe có trang bị túi khí cho hành khách phía trước, khi túi khí bung sẽ tác động lực mạnh đẩy trẻ vào mặt lưng của ghế phụ phía trên khiến chúng bị chấn thương nặng hoặc dẫn đến ngạt thở.
Trong trường hợp bắt buộc phải để ghế của trẻ ở ghế phụ phía trước thì bạn phải cố định ghế ngồi của trẻ thật chắc bằng dây an toàn và lùi ghế càng xa bảng táp lô càng tốt, sau đó tắt nút bung túi khí ở hàng ghế trước.
Ngồi quá gần túi khí, đặt tay hoặc chân lên vị trí của túi khí đều là hành động tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Như đã nói, túi khí nổ với tốc độ rất nhanh, cực mạnh nên ngồi quá gần với túi khí sẽ rất dễ xảy ra chấn thương nghiêm trọng khi túi khí nổ. Tốt hơn hết, người lái nên luôn nắm lấy vành ngoài của tay lái, không bỏ tay lên vị trí của túi khí, còn hành khách ở ghế phụ nên luôn để hai chân dưới sàn. Nên chỉnh ghế hành khách ngồi càng xa túi khí càng tốt, luôn ngồi ngay ngắn và thắt dây an toàn.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Mẹo xử lý mờ kính, nhòe gương khi lái xe ô tô trời mưa
Lái xe dưới trời mưa là một trải nghiệm thú vị, giúp mọi người thấy được giá trị thực sự khi sở hữu ô tô. Tuy nhiên, những trải nghiệm đó cũng sẽ nhanh chóng mất đi khi chúng ta phải đối mặt với mờ kính, nhòe gương khi lái xe ô tô dưới trời mưa.Cách sử dụng đèn pha ô tô để xin đường và nhường đường
Nháy đèn pha ở các nước phát triển là báo hiệu nhường đường cho xe phía trước nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Vậy cách ô tô Việt Nam xin đường và nhường đường như thế nào?Những vấn đề thường gặp khi lên đời mâm và lốp xe
Lốp xe là một bộ phận quan trọng của chiếc xe, nhưng phần đông chúng ta lại không quan tâm mấy đến chúng. Thật sự nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận hành cũng như sự an toàn của xe.Vì sao không nên chuyển về số N khi xe đang di chuyển
Trong bài viết Cách xử lý lái xe an toàn với số tự động của bác @bangtran có đoạn "Không nên chuyển cần số sang vị trí “N” khi xe đang di chuyển. Chỉ dùng vị trí này khi đang dừng xe đợi đèn đỏ hoặc để chuyển hệ truyền động. Tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bạn vô tình chuyển cần số từ vị trí này về “D” hoặc “R”." Em thấy đây là thói quen của khá nhiều bác tài gặp phải nên em chia sẻ với các bác thông tin về điều này.Cách dùng số tay trên xe số tự động - tài xế Việt cần biết
Xe hơi hiện đại hầu hết sử dụng xe số tự động vì sự đơn giản trong thao tác. Tại Mỹ chỉ khoảng 10% xe sử dụng số sàn, trong khi tại Việt Nam, nhiều hãng đã khai tử phiên bản số sàn của những dòng xe đang bán. Nhưng sự đơn giản của số tự động lại khiến nhiều tài xế trở nên lười tìm hiểu và sử dụng hết chức năng, trong đó có số tay hay số thể thao.Những lưu ý khi phải kéo xe do gặp sự cố
Xe bị chết máy, bị tai nạn và cần phải nhờ đến xe cứu hộ giao thông là điều không ai muốn. Tuy nhiên, bạn cũng cần trang bị kiến thức cần thiết về vấn đề này để giúp việc "tưởng khó hoá ra khá dễ" trong những chuyến du lịch đầu năm.Xe bị khóa vô lăng và cách xử lý
Thông thường vô lăng được thiết kế xoay trên trục lái và chỉ khóa cứng khi chìa khóa ở vị trí LOCK hay tắt động cơ bằng nút bấm Start/stop. Tuy nhiên, nhiều người lái mới thường sẽ không biết cách xử lý và cho rằng xe bị khóa vô lăng. Vậy hướng xử lý đối với các trường hợp trên như thế nào?Hướng dẫn các bước đỗ xe cho người mới lái
Đỗ xe luôn được đánh giá là thử thách lớn đối với những người mới lái xe. Có 3 tình huống chỉnh khi đỗ xe là đỗ xe chéo góc, đỗ xe vuông góc và đỗ xe song song. Bài viết này sẽ tổng hợp lại các phương pháp đỗ xe thực tế cho từng dạng tình huống.Hướng dẫn tự thay má phanh cho xe ô tô
Bạn không cần phải tốn nhiều chi phí khi phải đến garage để thay thế má phanh mới cho chiếc xe. Thay vào đó bạn cũng có thể làm công việc này khá dễ dàng.Dấu hiệu hỏng máy phát điện trên xe
Bởi máy phát điện kết nối với nhiều hệ thống khác, bất kỳ vấn đề cơ khí nào cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng cũng như đến việc chuẩn đoán hư hỏng của xe. Dưới đây là năm dấu hiệu giúp cho việc chuẩn đoán hư hỏng liên quan tới máy phát điện trở nên dễ dàng hơn.