4 lỗi phổ biến của tài xế Việt khi dừng, đỗ xe
Không riêng gì lái mới, ngay cả những bác đã cầm lái lâu năm nếu không để ý thì cũng rất dễ mắc phải những lỗi phổ biến sau đây khi dừng, đỗ xe.
1. Quay đầu xe vào trong
Vì nghĩ sẽ thuận tiện và đơn giản hơn nên nhiều bác vẫn thường quay đầu xe vào trong khi đỗ. Tuy nhiên có 2 lý do để các bác nên từ bỏ thói quen này:
Thứ nhất là việc quay đầu xe vào trong sẽ mất nhiều thời gian để quay đầu và lùi xe ra ngoài, rất bất tiện trong những trường hợp khẩn cấp, cần nhanh chóng lấy xe ra ngoài. Do vậy, để có thể xuất phát nhânh nhất thì cách tốt hơn là nên hướng đầu xe ra ngoài khi đỗ.
Thứ hai là đỗ xe mà quay đầu vào trong nguy hiểm và dễ mất trộm hơn. Đặc biệt là khi đỗ trong bãi gửi xe ở hầm, trung tâm thương mại, khoảng trống giữa 2 xe là rất nhỏ nên khi các bác lấy xe ra, xe đang lùi có thể bị đụng phải xe khác đang chạy qua do có điểm mù. Một nguy cơ nữa là va chạm với người đi ngang qua bãi dừng xe khi lùi xe do tầm quan sát bị hạn chế. Với các bác nhà có con nhỏ, việc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ, nếu để quên trẻ em, người lớn cũng dễ dàng phát hiện được.
2. Chuyển hướng đột ngột
Chuyển hướng đột ngột là lỗi rất sơ đẳng nhưng lại khá phổ biến. Nhiều bác rất “tùy hứng”, thấy có chỗ đỗ là rẽ ngay thay vì quan sát trước sau cẩn thận. Đây là lỗi rất dễ xảy ra tai nạn bởi khiến cho các xe đi sau không kịp xử lý.
Chính vì vậy, khi muốn chuyển hướng để tấp xe vào lề đỗ, dừng thì trước tiên, các bác phải định vị trước vị trí cần đỗ, dừng, sau đó quan sát, nắm rõ tình hình đoạn đường trước và sau xe mình rồi bật xi nhan đúng hướng. Tiếp đến mới từ từ khép vào lề. Trong lúc này vẫn cần phải lưu ý để đảm bảo khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh.
Với các bác tài mới thì không nên tranh vượt mà ép lề xe khác bởi xác suất gây tai nạn là rất cao. Đặc biệt phải ghi nhớ biển cấm, dừng để không rẽ dừng, đỗ vào những nơi có biển.
3. Quên kéo phanh tay khi đỗ
Đây là một trong những lỗi rất điển hình ở các bác tài mới bởi thường chủ quan rằng chỉ cần chuyển số về P thì xe sẽ đứng yên. Tuy nhiên dù cần số đã chuyển sang P, xe không thể di chuyển do hộp số giữ lại, nhưng tại những nơi có độ dốc lớn, xe chịu tải nặng hoặc đen đủi số P mất tác dụng thì xe sẽ bị trôi, rất dễ gây ra tai nạn.
Bên cạnh việc phải ghi nhớ kéo phanh tay thì các bác cũng nên học cách kéo phanh tay đúng kỹ thuật. Với xe số tự động, các bác nên thực hiện theo quy trình sau: đạp phanh chân - kéo phanh tay - về P - tắt máy. Cẩn thận hơn, các bác có thể thêm bước trung gian N, cụ thể trình tự là đạp phanh chân - về N - kéo phanh tay - về P - tắt máy. Trình tự này sẽ giúp đảm bảo chắc chắn xe không bị chồm lên khi lỡ nhấc phanh chân mà vẫn ở số D.
4. Thiếu quan sát khi mở cửa xe
Đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do việc mở cửa xe sai bên và thiếu quan sát, thậm chí là tai nạn dẫn đến chết người. Chính vì vậy khi dừng, đỗ xe xong, các bác nên quan sát kỹ cả phía trước và trong gương chiếu hậu, chỉ mở cửa xe khi xác định phía trước và sau xe mình không có bất kỳ phương tiện nào đang lưu thông ở khoảng cách gần.
Ngoài ra, người ngồi trong xe, bất kể là người điều khiển hay người ở ghế phía sau, khi có ý định mở cửa xe thì thay vì mở bằng tay gần cửa xe (tay trái), hãy dùng cánh tay bên kia (tay phải) để mở cửa. Việc mở cửa bằng tay phải sẽ giúp các bác có thể quan sát tốt hơn phía sau mình. Bên cạnh đó, nếu dùng cánh tay xa cửa để mở thì tầm với không được rộng nên cửa chỉ mở hé, giảm trừ tối đa nguy cơ gây tai nạn.
Trên đây là 4 lỗi thường gặp phải của tài xế Việt khi dừng, đỗ xe. Các bác nhớ lưu ý để đảm bảo an toàn hơn cho mình và các phương tiện xung quanh nhé!
Xem thêm:
Bước xuống xe ô tô - Tưởng dễ mà khó
Hướng dẫn các bước đỗ xe cho người mới lái
Kinh nghiệm đỗ xe song song
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
[VIDEO] Hành trình giao thoa Innova Cross Hybrid & Bản lĩnh an tâm
Toyota Corolla Cross Hybrid không bắt bạn phải đánh cược mọi thứ. Nó dung hòa sự tin cậy của động cơ xăng với sự êm ái, thông minh của động cơ điện. Đây là một sự giao thoa khôn ngoan, một bản lĩnh rất Việt Nam: Tôn trọng quá khứ, làm chủ hiện tại và vững vàng đi tới tương lai.Ô tô bị bó cứng phanh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ô tô bị bó cứng phanh khi đang chạy tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Cùng danhgiaXe tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Kinh nghiệm học lý thuyết lái xe bằng B2 nhanh thuộc, bao đậu
Lý thuyết thi bằng lái xe B2 có tới 600 câu hỏi, vậy làm sao có thể học thuộc nhanh nhất, chính xác nhất và trả lời mà không sợ sai? Dưới đây, dgX sẽ bật mí một số bí kíp giúp các bác ghi nhớ đáp án và cách thức trả lời các loại câu hỏi trong bộ đề thi lý thuyết nhanh và chính xác nhất.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Cách xử lý khi phanh ABS gặp trục trặc
Hệ thống ABS kết hợp cùng hệ thống phanh giúp tăng khả năng kiểm soát xe trong những tình huống khẩn cấp như đường trơn trượt, gặp chướng ngại vật bất ngờ… Sau một thời gian sử dụng, hệ thống này đôi khi cũng sẽ gặp sự cố. Đây là lúc ngay lập tức, các bác nên tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Cách sử dụng hộp số tự động: Khi nào dùng số L, 2, D3?
Có một thực tế là không ít bác trong suốt nhiều năm lái xe số tự động chỉ sử dụng các vị trí P, R, N và D và không hề đụng đến các số L, 2, D3. Một số vì không biết ý nghĩa và cách sử dụng, một số vì thực sự không có nhu cầu sử dụng tới.Đề pa lên dốc sao cho mượt, không lo chết máy?
Với xe số sàn, để đề pa lên dốc mượt mà, không lo chết máy thì các bác có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Dưới đây, danhgiaXe chia sẻ một số cách áp dụng trong 2 trường hợp cụ thể là dốc cao và dốc vừa.Về số N hay để số D đạp phanh khi dừng đèn đỏ khi đi xe số tự động?
Việc về số N (Neutral - trạng thái tự do) hay vẫn để D và đạp phanh khi lái xe số tự động lúc gặp đèn đỏ vẫn mãi là câu hỏi không có câu trả lời, dù là lái xe ở Việt Nam hay nước ngoài.