Các tiêu chí để lựa chọn bảo hiểm ô tô cho người mua xe lần đầu
Khi sở hữu xe hơi lần đầu, mua bảo hiểm là một trong những việc làm cần thiết nhất. Bởi, ô tô là tài sản có giá trị lớn, mua bảo hiểm đồng nghĩa rằng sẽ hạn chế được rất nhiều thiệt hại tài chính khi sử dụng. Ví dụ như trộm cắp, đâm đụng hay thậm chí là ngập xe mùa mưa bão…
Hiện nay, bảo hiểm ô tô được chia làm 4 loại chính, gồm: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe.
Trong đó, Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới là loại hình mà mọi cá nhân, tổ chức sở hữu xe hơi tại Việt Nam đều phải tham gia theo quy định của pháp luật (ví dụ, mức đóng cho xe Toyota Vios 1.5G là: 437.000 đồng/năm). Với 3 loại hình còn lại, khách hàng hoàn toàn tự nguyện, tùy vào nhu cầu cá nhân để đăng kí mua tại các công ty bảo hiểm.
Ví dụ, nếu bạn thường xuyên sử dụng xe để chở hàng thì nên lựa chọn mua Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe. Loại bảo hiểm này sẽ “gánh” một phần giá trị hàng hóa bị tổn thất hoặc mất mát khi xe bị: đâm va, lật, đổ, hỏa hoạn, cháy nổ hoặc bão lũ, sụt lở… Chi bảo hiểm sẽ được quy định tại hợp đồng theo thỏa thuận của hai bên.
Đối với Bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán thiệt hại về thương tật thân thể hoặc tử vong cho người được bảo hiểm. Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm sẽ được ghi trong hợp đồng theo thỏa thuận hai bên.
Trong khi đó, các dòng xe thông thường thì nên Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, cụ thể là bảo hiểm thân vỏ và ngập nước (thủy kích), xe sang nên mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận. Loại hình bảo hiểm này sẽ “phát sáng” khi chẳng may xe bạn gặp tai nạn, cháy nổ, ngập nước hay điển hình nhất là bị “vặt gương”.
Như vậy, mỗi loại hình bảo hiểm đều phục vụ một nguyện vọng riêng của khách hàng. Nhưng tựu chung lại, chúng đều hướng tới một mục đích chung là giảm thiểu tối đa thiệt hại cho chủ sở hữu. Khi đã xác định được loại hình bảo hiểm cần mua phù hợp với nhu cầu, bạn hãy lưu ý thêm một số tiêu chí sau:
Lựa chọn mức bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính và môi trường đi lại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty bảo hiểm cạnh tranh nhau về giá cả và chất lượng, vì thế hãy “liệu cơm gắp mắm” để phù hợp với túi tiền nhất. Ví dụ, các dòng xe phổ thông như Toyota Corrola Altis, Honda City… nên mua bảo hiểm thân vỏ và bảo hiểm thủy kích. Xe sang như Mercedes hay BMW nên mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận.
Bên cạnh giá cả cũng cần quan tâm đến dịch vụ của công ty bảo hiểm như: thời gian xử lý, bồi thường và giải quyết rủi ro nhanh hay chậm, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp hay không, garage sửa chữa của công ty sử dụng phụ tùng nào, dịch vụ cứu họ 24/24….
Sau khi đã lựa chọn được nhà bảo hiểm, hãy đọc kỹ tài liệu giới thiệu về các điều khoản bảo hiểm. Đừng vì sự dài dòng của các hợp đồng mà ngại đọc, chi nghe người tư vấn giới thiệu. Để tránh thiệt thòi về sau, bạn cần nghiên cứu kỹ các hạng mục như phạm vi bảo hiểm, hạn mức trách nhiệm, các trường hợp loại trừ...
Bên cạnh đó, đừng quên đàm phán cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Để khi xảy ra sự cố, xe của bạn luôn được bồi thường nhanh chóng. sửa chửa ở các garage chuyên nghiệp.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Cách xử lý các tình huống khẩn cấp khi lái xe
Xe nổ lốp giữa đường, mất phanh, mưa ngập, ắc quy hết điện, côn xìu, ca-pô bốc khói… Khi xảy ra những tình huống khẩn cấp này dọc đường, chúng ta cần làm gì để xử lý đúng cách, an toàn nhất? Những kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bác.Nên bẻ lái hay đạp phanh khi xe phía trước phanh gấp trên đường cao tốc?
Nên bẻ lái hay đạp phanh khi xe phía trước phanh gấp trên đường cao tốc? Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết xử lý tình huống này như thế nào là tối ưu nhất, hãy tham khảo ngay những chia sẻ từ danhgiaXe nhé!Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.[VIDEO] Hành trình giao thoa Innova Cross Hybrid & Bản lĩnh an tâm
Toyota Corolla Cross Hybrid không bắt bạn phải đánh cược mọi thứ. Nó dung hòa sự tin cậy của động cơ xăng với sự êm ái, thông minh của động cơ điện. Đây là một sự giao thoa khôn ngoan, một bản lĩnh rất Việt Nam: Tôn trọng quá khứ, làm chủ hiện tại và vững vàng đi tới tương lai.Ô tô bị bó cứng phanh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ô tô bị bó cứng phanh khi đang chạy tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Cùng danhgiaXe tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Cách xử lý khi phanh ABS gặp trục trặc
Hệ thống ABS kết hợp cùng hệ thống phanh giúp tăng khả năng kiểm soát xe trong những tình huống khẩn cấp như đường trơn trượt, gặp chướng ngại vật bất ngờ… Sau một thời gian sử dụng, hệ thống này đôi khi cũng sẽ gặp sự cố. Đây là lúc ngay lập tức, các bác nên tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Cách sử dụng hộp số tự động: Khi nào dùng số L, 2, D3?
Có một thực tế là không ít bác trong suốt nhiều năm lái xe số tự động chỉ sử dụng các vị trí P, R, N và D và không hề đụng đến các số L, 2, D3. Một số vì không biết ý nghĩa và cách sử dụng, một số vì thực sự không có nhu cầu sử dụng tới.