- Trang chủ
- Bài đánh giá
- Đánh giá xe Nissan X-Trail 2016
Đánh giá xe Nissan X-Trail 2016
Tổng quan
Thang điểm nhóm đánh giá
Kiểu dáng | |
Vận hành | |
Tiện nghi | |
An toàn | |
Giá cả |
4.0
Bạn muốn mua bảo hiểm ô tô chuẩn Mỹ giá tốt? Điền ngay thông tin để giữ chỗ, ưu đãi đặc quyền đến từ Liberty dành riêng cho bạn!
Giới thiệu chung
Chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối tháng 9/2016, tức sau sự xuất hiện của Mitsubishi Outlander không lâu, Nissan X-Trail 2016 trở thành tân binh mới nhất ở phân khúc xe gầm cao cỡ trung bên cạnh những tên tuổi “lâu năm” như Honda CR-V, Mazda CX-5 hay “cặp sinh đôi” Hàn Quốc KIA Sportage và Hyundai Tucson. Như vậy, phân khúc CUV đô thị đã không còn là sân chơi riêng của CR-V hay CX-5 khi mà hai hãng xe đồng hương chính thức “đổ quân”, và thế hệ thứ ba của X-Trail thật sự là một cái tên đáng gờm bởi Nissan cho thấy được sự nghiêm túc trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhằm tạo được sức cạnh tranh cũng như đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng Việt Nam.
- Xem thêm: Danh sách xe Nissan đang được mua bán
- Xem thêm: Đánh giá xe Mazda CX-5
- Xem thêm: Đánh giá xe Honda CR-V
Ban đầu khi những thông tin về Nissan X-Trail 2016 đến tai người tiêu dùng, chiếc crossover với khung gầm unibody ngay lập tức gây được sự chú ý bởi danh sách trang bị hào phóng, giá bán dự kiến hấp dẫn và nhất là nguồn gốc nhập khẩu tương tự như Outlander, Sportage hay Tucson. Và rồi có đôi chút thất vọng khi Nissan Việt Nam chốt giá và cho biết ba phiên bản X-Trail được lắp ráp tại Đà Nẵng, nhưng dẫu sao số tiền mà hãng xe Nhật Bản đưa ra cùng một loạt các tính năng vẫn là hết sức đáng khen so với các đối thủ. Cụ thể, gia đình X-Trail Việt Nam bao gồm các thành viên sau:
• Nissan X-Trail 2.5 SV 4WD - 1.198 triệu đồng
• Nissan X-Trail 2.0 SL 2WD - 1.048 triệu đồng
• Nissan X-Trail 2.0 2WD - 998 triệu đồng
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Nhẩm tính một chút có thể thấy phiên bản tiêu chuẩn 2.0 2WD của X-Trail có giá cao hơn so với Outlander 2.0 STD, trong khi hai bản SL và SV lại có ưu thế trước cặp đôi 2.0 CVT và 2.4 CVT của Mitsubishi.
Để bạn đọc có được cái nhìn tổng quan nhất về X-Trail 2016, trong bài đánh giá lần này tôi sẽ lồng ghép thông tin cũng nhận định cả về ba phiên bản mà bản thân đã có cơ hội trải nghiệm trong chương trình lái thử do Nissan tổ chức.
Ngoại thất
Tổng quan về ngoại hình
Xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm Frankfurt Motor Show 2013, thế hệ X-Trail thứ ba gây ấn tượng riêng với ngoại hình có những nét tương đồng với các anh em như Nissan Juke, Murano hay Patrol. Tùy theo góc nhìn mà X-Trail 2016 sẽ thể hiện nét trẻ trung cá tính hay phong cách có phần chững chạc và điềm đạm, điều này giúp Nissan có thể tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng có độ tuổi cũng như tính cách khác nhau. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng đây là lối thiết kế theo kiểu “nhìn lâu mới thấm” thường thấy của hãng xe Nhật Bản, không bóng bẩy, cá tính như ngôn ngữ Dynamic Shield mới của Mitsubishi hay Kodo của Mazda, đồng thời cũng “an toàn” hơn bản vẽ mà Honda dành cho CR-V.
Ba phiên bản X-Trail 2016 có kích thước Dài x Rộng x Cao tổng thể lần lượt 4.640 x 1.820 x 1.715 (mm), chiều dài cơ sở 2.705 (mm) và khoảng sáng gầm xe 210 (mm). So với các đối thủ thì X-Trail chỉ kém Outlander về chiều dài, thấp hơn CX-5 ở khoảng cao gầm, hẹp hơn Sportage và Tucson về bề rộng. Trong khi đó chiều dài cơ sở tốt nhất phân khúc vẫn đủ giúp X-Trail có bán kính quay vòng tối thiểu khá tốt - 5,60 mét, đủ để tôi xoay sở trong đường phố đông đúc giờ tan tầm hay cả những cung đường độc đạo xuyên rừng ở Huyện Phước Hải, tỉnh Bà Rịa.
Đầu xe
Trực diện từ phía trước, Nissan X-Trail trông có phần chỉnh chu và khá “đạo mạo”, các đường nét được sắp đặt đầy chủ ý, chẳng hạn như bốn gân dập nổi trên nắp capo xuất hiện từ cột chữ A rồi trải dài đến hốc tản nhiệt cũng như dãy đèn LED chạy ban ngày. Thấp xuống bên dưới, cản trước đầy đặn giúp bộc lên phong thái vững chãi trong khi hốc đèn sương mù được “nâng đỡ” nhờ chi tiết ốp chắn bùn tối màu cứng cáp.
Ngoài ra, Nissan đã cung cấp cho X-Trail một đặc điểm nhận dạng thương hiệu nhưng vẫn giữ cho chiếc CUV cá tính riêng so với những người anh em trong gia đình, đó là mặt ca-lăng hình chữ V dày bản bóng bẩy đặt trước lưới tản nhiệt dạng tổ ong thay cho những thanh ngang như Teana, Sunny hay Navara.
Cụm chiếu sáng có đôi sự khác biệt giữa phiên bản 2.0 2WD so với hai người đàn anh khi chiếc X-Trail 998 triệu không trang bị đèn sương mù, tầm quan sát đến từ đèn pha halogen điều chỉnh tầm cao chiếu bằng tay trong khi SV và SL cùng sử dụng đèn pha LED tự cân bằng góc chiếu. Sau cùng, điểm mà tôi cảm thấy chưa ý là đèn LED chạy ban ngày tiêu chuẩn ở cả ba phiên bản, tính năng này bao gồm các điểm LED ghép lại và sắp xếp thành hình móc câu sắc nét và đẹp mắt khi nhìn từ xa, tuy vậy soi kĩ thật gần thì tổng thể dãy LED khá rời rạc và không tươm tất cho lắm.
Thân xe
X-Trail 2016 thể hiện dáng dấp của một mẫu CUV đô thị rõ nét hơn ở góc nhìn từ bên cạnh, đầu tiên là sự sang trọng với tay nắm cửa và toàn bộ cửa kính được mạ chrome “sáng loáng”, tiếp đến thân xe tuy có nhiều các đường dập nổi đan xen lẫn nhau ở vòm bánh xe, cạnh dưới mép cửa kính cùng tay nắp cửa hay ở phần dưới cửa xe, nhưng tựu chân tất cả đều thanh thoát và trang nhã.
Bên cạnh đó, sau khi “ngâm cứu” thì tôi nghĩ rằng Nissan đã rất khéo léo và tinh ý trong việc phân bổ tỉ lệ diện tích giữa cửa kính và thân xe, hốc bánh xe không quá cao ráo được ốp viền nhựa tối màu khá “mỏng” cũng như kích cỡ các trụ xe là “vừa mắt”. Nhờ đó mà X-Trail có được sự cân xứng và hài hòa cần thiết, CX-5 hơi ngắn và “hụt hẫng”, CR-V vẫn thường bị chê ở trụ C táo bạo quá mức cần thiết, còn Tucson hay Sportage lại cho cảm giác khá bệ phệ và to lớn.
Một điểm cộng khác của X-Trail so với các đối thủ là cả ba phiên bản ngoài trang bị gương chiếu hậu cùng màu thân xe, gập/chỉnh điện tích hợp dãy đèn LED báo rẽ còn có chức năng sấy điện, rất tiện ích vào những lúc thời tiết mưa gió thất thường. Bù lại, X-Trail không có được bậc lên xuống dành cho hành khách như CX-5 dù khoảng sáng gầm vượt ngưỡng 200 (mm), trẻ em hay người lớn tuổi ra vào xe chắc hẳn sẽ phải vất vả đôi chút.
Và để phân biệt ba mẫu X-Trail 2016 với nhau, Nissan bố trí riêng cho bản 2.5 SV 4WD thanh gá nóc thể thao, đối với bản 2.0 2WD là bộ mâm xe hợp kim kích thước 17-inch trong khi X-Trail SV và SL lăn bánh trên la-zăng 18-inch có thiết kế đa chấu mạnh mẽ hơn.
Đuôi xe
Có ý kiến cho rằng thiết kế từ phía sau của X-Trail không ấn tượng, còn với cá nhân tôi thì đây là sự đơn giản và gọn gàng phù hợp với tổng thể chung mà ngay từ ban đầu Nissan đã hướng đến. Nhưng trái ngược với sự mềm mại trước đó ở phần thân thì đuôi xe của X-Trail là tập hợp từ các đường nét dứt khoát gãy gọn, từ đuôi lướt gió, cụm đèn hậu dạng LED ba tầng cho đến thanh chrome nẹp cửa và cả gân dập nổi trải dài ngang bên dưới vị trí tên xe và tên phiên bản.
Ngoài “tiêu chuẩn chung” mà đa phần các dòng xe ngày nay đều có là đèn LED báo phanh phụ bố trí trên cao, hai đèn phản quan đặt thấp ở cản xe để tăng khả năng nhận diện thì X-Trail 2016 còn “chia sẻ” cùng CR-V một đặc điểm thiết kế khác, tay nắm sau cửa đặt thấp. Tôi thật sự thích cách thiết kế này, không cần phải mò mẫm quá lâu ở mép biển số, vị trí cũng vừa tầm tay hơn hẳn.
Nội thất
Tổng quan khoang xe
Ở thị trường Hoa Kỳ và Canada, X-Trail có tên gọi khác là Nissan Rouge và được định vị là một dòng crossover năm chỗ dành cho đô thị, còn tại Việt Nam với tham vọng cạnh tranh của “kẻ đến sau” nên hãng xe Nhật Bản đã quyết định mang đến thêm hàng ghế thứ ba.
Kết hợp cùng các lợi thế sẵn có về trang thiết bị tính năng, vật liệu nội thất cao cấp cũng như lối bày trí khoa học thì khoang cabin của X-Trail thật sự gây được ấn tượng cả về phần nhìn lẫn phần trải nghiệm dành cho người sử dụng, và điều đáng khen nữa là sự chênh lệch về tiện nghi giữa ba phiên bản không nhiều.
Ghế ngồi và không gian hành khách
Cả ba phiên bản X-Trail 2016 đều có bảy chỗ ngồi được bọc da cao cấp, nhỉnh hơn CR-V và CX-5 vốn sở hữu năm vị trí ngồi trong khi Outlander chỉ có bản “full-option” 2.4 CVT là cùng mang cấu hình 5+2.
Trước hết hãy đến với hàng ghế đầu, đây chắc hẳn là nơi “ăn tiền” hơn cả khi ghế phụ có thể chỉnh điện 4 hướng còn ghế tài đặc biệt hơn, ngoài 6 hướng tùy chỉnh và 2 hướng bơm đệm lưng thì đây là chiếc ghế mà Nissan thiết kế với tên gọi “ghế lái không trọng lực” có chức năng hỗ trợ cột sống theo chuẩn của NASA. Đặt cạnh các đối thủ thì chừng ấy tính năng quả thật là vượt trội, cảm giác khi sử dụng cũng là không có gì phải phàn nàn, tôi dễ dàng chọn được tư thế cầm lái ưng ý, và so với những chuyến đi Sài Gòn – Vũng Tàu trước đây thì cầm lái X-Trail hơn hai giờ liên tục cơ thể tôi vẫn thoải mái và ít mệt mỏi hơn hẳn.
Tuy không dành nhiều thời gian cho hàng ghế thứ hai bởi có phần “ham” cầm vô-lăng hơn, nhưng tôi đánh giá Nissan đã làm tốt khi tạo được một khoảng để chân rộng rãi cùng không gian trần xe thoáng đãng, độ rộng rãi ở mức khá nếu cần phải ngồi ba người lớn và X-Trail cũng có đủ ba tựa đầu. Tựa lưng với tỉ lệ gập 40:20:40 nên bệ tựa tay cũng chính là mặt sau của mảng giữa lưng ghế, khá to và dư dả nên sẽ rất hữu ích trong những chặn đi xa, khác với các đối thủ thường chỉ là một chi tiết tựa tay có kích thước vừa phải.
Có một điều tôi phải thừa nhận rằng Nissan có lẽ đã hơi “tham lam”, điều đó thể hiện ở hàng ghế thứ ba được bổ sung vào chiếc CUV năm chỗ vốn đã gần như hoàn hảo. Theo tôi không cần đến trang bị này thì X-Trail 2016 cũng đã đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ, không cần phải chịu một điểm trừ không đáng có thế này.
Ba hạn chế của hàng ghế này gồm có: việc ra vào trở ngại khi hàng ghế giữa chỉ có thể trượt 60:40 chứ không thề gập úp hẳn về trước; đệm ngồi và sàn xe chênh lệch ít nên ngay cả trẻ em ngồi cũng sẽ phải bó gối; tựa lưng chỉ có một độ nghiêng khá đứng. Và nếu bạn cần khoảng trống đủ để chân thì người ở hàng ghế giữa cần hy sinh sự rộng rãi của mình, chẳng hạn như tôi với vóc người 1m70 nhích gối vừa chạm ghế lái là được.
Dẫu sao, so với các dòng xe đối thủ thì khách hàng sẽ có thêmmột phương án “chữa cháy” hiệu quả, nhất là các trường hợp cần đi lại nhiều ngưới với quãng đường không quá xa, chẳng hạn như một đại gia đình ba thế hệ cùng nhau đi mua sắm vui chơi cuối tuần.
Bảng tablo
Với một mẫu xe đậm “chất Nissan” như X-Trail thì tạo hình bảng tablo cân xứng, các đường nét thanh thoáng mở rộng về hai bên hẳn nhiên là không thể thiếu, lối thiết kế này giúp cabin trông như được mở rộng và sinh động hơn. Hãng xe Nhật Bản đồng thời sử các mảng ốp giả cacbon, phủ nhựa cứng cho cụm điều khiển trung tâm cũng như viền nhụ bạc cho hốc gió, tất cả tăng thêm sự trẻ trung và hiện đại cho X-Trail.
Tay lái
Vô-lăng hình giọt nước lại là một “đặc sản” khác của Nissan, cả ba phiên bản đều có tay lái bọc da, cột vô-lăng tùy chỉnh 4 hướng cao-thấp-xa-gần và tích hợp các nút bấm chức năng. Việc “tìm tòi” và làm quen cách sử dụng hai cụm nút ở góc 3 và 9 giờ này không tốn quá nhiều thời gian, kích thước vòng gỗ cũng là vừa vặn, to hơn Outlander cùng CX-5 đôi chút và khá tương đồng với CR-V.
Đồng hồ hiển thị
Lại nói về những điểm chung giữa các dòng xe Nissan hay cả phía “họ hàng xa” Infiniti, đồng hồ hiển thị là chi tiết không thể bỏ qua. Cực kì quen thuộc với hai cụm vòng tua/vận tốc được viền mạ chrome và nối liền bởi một đường cong khiến tôi vẫn hay liên tưởng đến hình ảnh một chiếc ô tô đang chuyển động. Xen giữa “hai bánh xe” ấy là một màn hình đa thông tin, độ sắc nét ở mức khá tốt.
Cửa xe
Bên trong các cửa xe được ốp nhựa cứng tối màu cùng một mảng giả cacbon tương tự như ở bảng tablo, lẫy cửa mạ chrome sáng bóng và vị trí tựa tay phủ da êm ái. Âm thanh dập cửa gọn gàng, có thể xem là tốt đối với một mẫu xe lắp ráp trong nước như X-Trail 2016.
Cửa sau được thiết kế nhằm tối đa hóa sự thuận tiện và an toàn khi sử dụng nên ngoài khả năng chống kẹt còn có rất nhiều cách đóng/mở khác nhau. Hoặc thao tác trực tiếp bằng nút bấm điện hoặc nút bấm cạnh cột vô-lăng từ vị trí người lái, nút bấm trên chìa khóa, thậm chí hai phiên bản SV và SL có cả tính năng mở cửa rảnh tay với cảm biến kết hợp cùng chìa khóa thông minh trong túi, tính năng thường chỉ có mặt ở những xe cao cấp.
Thiết bị tiện nghi
Hệ thống nghe nhìn
Điểm khác biệt duy nhất giữa ba phiên bản ở khía cạnh giải trí là X-Trail 2.0 2WD trang bị 4 loa trong khi hai đàn anh SV và SL có được 6 chiếc, còn lại mọi tính năng đều tương đồng. Cụ thể khách hàng của Nissan có được hệ thống thông tin giải phát triển dựa trên hệ điều hành Android với giao diện thuần Việt, tích hợp Radio/MP3, hỗ trợ kết nối USB/AUX/Bluetooth, và các thao tác điều khiển sẽ thông qua màn hình cảm ứng 6.5-inch hoặc các nút bấm trên vô-lăng.
Một điểm cộng khác dành cho Nissan là việc họ cung cấp phần mềm định vị dẫn đường VietMap và hỗ trợ cập nhập trong suốt quá trình sử dụng, bên cạnh đó tính năng nhắc nhở vận tốc giới hạn cho phép ở từng đoạn đường cũng hết sức hữu ích. Nhìn chung tôi hài lòng với trải nghiệm giải trí ở phiên bản 2.0 SL 2WD, âm thanh khá tốt, giao diện thân thiện dễ sử dụng, nhưng các biểu tượng đại diện trông khá chán và chất lượng hiển thị của màn hình chưa thật sự sắc xảo.
Hệ thống điều hòa
Bắt đầu hành trình từ Vũng Tàu về đến Sài Gòn dưới tiết trời nắng gắt và sau khi đã “phơi” xe khá lâu, tôi cho hai dàn lạnh tự động của X-Trail làm việc hết công suất với nhiệt độ 20. Nhưng đi mãi một lúc vẫn cảm thấy cabin chưa thật sự lạnh sâu và ánh nắng bên ngoài vẫn hắt cái nóng vào bên trong, nhất là khu vực phía trên của bảng tablo. Và lý do được anh bạn ngồi ở ghế phụ xác định là do tôi đã chia bớt một lượng gió thôi xuống bên dưới sàn xe, chỉnh lại một luồng gió phà thẳng vào người thì chúng tôi cũng đã dễ chịu hơn.
Bù lại cho hạn chế ấy, X-Trail 2016 có được hốc gió phía sau, điều mà Mazda và Mitsubishi đã bỏ xót ở CX-5 và Outlander. Một trang bị nhỏ nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sự thoải mái của hành khách ngồi sau trong những chuyến đi xa.
Đèn nội thất và cửa sổ trời
Trừ phiên bản tiêu chuẩn 2.0 2WD thì Nissan X-Trail 2.5 SV và 2.0 SL có được cửa sổ trời toàn cảnh panorama, rộng lớn và thoáng đãng hơn so với cửa sổ trời đơn chỉ dành cho hàng ghế trước ở CX-5, CR-V và Outlander. Với tầm quan sát tốt như thế thì đi ngắm sao trời ban đêm hoặc dạo dọc bờ biển quả thật sẽ rất thi vị với những ai có tâm hồn lãng mạn.
Về phần đèn nội thất, hàng ghế trước có được hai đèn đọc sách nho nhỏ tinh tế, nếu một người cần sử dụng đèn khi trời tối thì người ngồi cạnh cũng không bị khó chịu bởi ánh sáng “thừa” như thường gặp phải ở các dòng xe khác. Hàng ghế sau có được hai vị trí đèn ở trần xe trong khi khoang hành lý phía sau cũng có một đèn chiếu sáng.
Không gian chứa đồ
Hàng ghế thứ hai và thứ ba có tỉ lệ gập lần lượt 40:20:40 và 50:50, vậy nên bạn sẽ có thể linh hoạt tùy chỉnh không gian cabin để chất vừa hành lý hay hàng hóa cần thiết, các chuyến đi du lịch dài ngày hay các thùng hàng cồng kềnh sẽ được X-Trail lo liệu ổn thỏa.
Bên cạnh đó, mỗi hàng ghế đều có được các hốc để ly và ngăn chứa đồ riêng cho mình, ở cả bảng tablo, bệ tì tay trung tâ, hay cửa xe, nhờ vậy dù ngồi ở vị trí nào thì tôi cũng tìm được cho điện thoại và ví tiền nơi “yên vị” thích hợp. Tôi cũng đã vô tình phát hiện một tính năng thú vị của X-Trail mà Nissan không điề vào bảng thông số, đó là ngăn để ly ở hàng ghế trước có hẳn một khe gió giữ mát cho nước uống.
Vận hành, cảm giác lái và an toàn
Động cơ, hộp số và hệ truyền động
Điểm qua thông số của Nissan X-Trail 2016, ngoài điểm chung là cùng sử dụng hộp số vô cấp điện tử Xtronic CVT với 7 cấp số ảo thì khách hàng sẽ có được hai tùy chọn động cơ trục cam đôi DOHC van biến thiên toàn thời gian CVTC và hệ dẫn động như sau:
• X-Trail 2.5 SV 4WD: động cơ QR25 dung tích 2.488 cc, công suất tối đa 169 mã lực tại 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 233 Nm ở 4.000 vòng/phút, dẫn động 4 bánh 4WD có gài cầu điện tử.
• X-Trail 2.0 SL 2WD và X-Trail 2.0 2WD: động cơ MR20 dung tích 1.997 cc, công suất tối đa 142 mã lực tại 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 200 Nm ở 4.400 vòng/phút, dẫn động cầu trước.
Cảm giác lái
Người bạn đồng hành xuyên suốt cùng tôi trong hành trình hai ngày là phiên bản X-Trail 2.0 SL 2WD, ngoài ra tôi cũng đã tranh thủ cơ hội vần vô-lăng bản “full-option” 2.5 SV 4WD ở một vài đoạn đường ven biển Hồ Tràm cũng như tại các khu vực off-road mà ban tổ chức đã sắp xếp.
Điểm xuất phát của đoàn ngay tại khu trung tâm và rơi vào thởi điểm đầu ngày khi mà xe cộ bắt đầu đông đúc. Loay hoay đôi chút để chỉnh ghế và gương cho vừa ý, tôi nhận ra rằng cột chữ A của X-Trail to và choáng hơn đôi chút so với chiếc Outlander mà tôi từng lái thử trước đây, còn về nắp capo cao ráo và gương hậu vẫn rõ ràng và hỗ trợ việc canh chỉnh tốt. Ở tốc độ thấp chiếc CUV của Nissan lại “dịu dàng” và dễ kiểm soát hơn Outlander, nhất là lúc ngơi hẳn chân phanh thì xe trôi đi nhẹ nhàng hơn và nước ga đầu cũng không quá “giật” như người đồng hương. Nói thêm về chân phanh của X-Trail, nó khiến tôi nhớ đến một người họ hàng xa bảy chỗ khác là Infiniti QX60, lực phanh được Nissan tinh chỉnh rất tinh tế và vừa ý, nhích chân từng tí một và tôi có thể “cảm” được xe đang chậm lại ra sao.
Xoay xở X-Trail ở không gian hẹp cũng không mấy khó khăn, đến đây tôi lại phải dành lời khen cho tay lái trợ lực điện của X-Trail. Lực tác động biến thiên hợp lý, dù là đánh lái nguội tại chỗ cũng có gì đó “nằng nặng” chứ không nhẹ như Outlander, khi bắt đầu di chuyển thì cảm xúc “dạt dào” hơn so với CR-V hay CX-5, nhất là những đoạn đường đất phản hồi từ vô-lăng rõ ràng và tôi hình dung được đâu là nơi mình cần đặt bánh xe vào để di chuyển tốt nhất.
Trên cao tốc và quốc lộ, tôi rất an tâm ở những đoạn đảo làn hay và vượt xe cùng X-Trail, dù rằng động cơ 2.0L và hộp số vô cấp được cài đặt để tăng tốc mượt mà chứ không thiên về cảm giác lái “bốc”, độ vọt ở dải vận tốc 70 đến hơn 110 km/ giờ vẫn là “đủ dùng”. Nhấn hết ga thì âm thanh động cơ và ống xả lọt vào cabin rõ hơn, vòng tua sẽ ngay lập tức "nhảy" lên đến 4.000 ngay, trong khi động cơ thường sẽ được duy trì quanh mốc 2.000 vòng/phút tùy theo vận tốc. Xe tăng tốc một cách vừa phải nên suốt chuyến đi tôi chưa gặp tình huống “dính lưng vào ghế” lần nào, ngay ở cả bản 2.5 SV thì xe cũng chỉ vọt mạnh hơn đôi chút mà thôi. Nói không quá lời thì với X-Trail và một bác tài có phong cách lái điềm đạm thì bạn có thể an tâm chợp mắt suốt chặn đường dài của mình mà chẳng lo bị bất chợt chen ngang.
Hệ thống treo cùng bộ khung gầm tiếp tục gây ấn tượng nhờ độ linh hoạt đáng ngạc nhiên, vững vàng khi xử lý gọn gàng các mố cầu hay ổ gà nhưng vẫn khéo léo, đầm chắc ở những lúc vào cua ở tốc độ cao hay là cả những pha “hành động” off-road. Sâu xa hơn, sự ổn định ấy đến từ một công nghệ mà chỉ riêng Nissan trang bị trong phân khúc – hệ thống kiểm soát khung gầm chủ động Active Chassis Control, trong đó bao gồm kiểm soát lái, kiểm soát phanh cơ và kiểm soát vào cua. Không chỉ đơn thuần là tính toán phân bổ lực kéo hay lực phanh đến các bánh xe như cân bằng điện tử thường thấy, ECU của X-Trail sẽ can thiệp trực tiếp vào hệ thống lái, hệ thống phanh và cả động cơ để tối ưu sự ổn định thân xe trong từng tình hướng cụ thể. Tình trạng hoạt động của hệ thống này hiển thị trực tiếp ngay tại bản đồng hồ để người lái nắm bắt thông tin. Và theo lý thuyết bạn có thể ngắt Chassis Control cùng kiểm soát cân bằng động VDC để hoàn toàn làm chủ những pha “lết bánh” mạo hiểm, nhưng dù sao cũng không nên thử việc đó nhé.
Nhược điểm ở phần vận hành nằm ở độ ồn đến từ bên dưới sàn xe và các hốc bánh xe, âm thanh mặt đường tiếp xúc với lốp hay khi xe lăn bánh qua các gờ giảm tốc có thể nghe được khá rõ. Còn khoảng cách âm cửa kính hay trần xe thì Nissan đã xử lý tốt, tiếng gió rít ở tốc độ cao là không đáng kể, ngay cả khi tôi không nghe nhạc trên cao tốc thì cabin vẫn yên ắng. Nhìn chung thì tôi vẫn đánh giá cao X-Trail hơn CR-V ở yếu tố này.
Sẽ là thiếu sót nếu không dành riêng một góc cho khả năng off-road của phiên bản 2.5 SV 4WD. Hiện chỉ có Nissan và Mitsubishi là cung cấp hệ dẫn động bốn bánh có chế độ khóa vi sai trong khi ở CX-5 bản cao cấp nhất cũng chỉ là AWD toàn thời gian, nhưng khác với Outlander 2.4 CVT có bốn bánh luôn được truyền sức kéo từ động cơ thì X-Trail cho phép tùy chọn dẫn động một cầu, hai cầu tự động và hai cầu khóa vi sai trung tâm. Có thể thấy là Nissan rất tự tin vào khả năng “vượt cạn” của X-Trail nên ban tổ chức đã dành hẳn hai phần thử thách off-road, màn khởi đầu khó nhằn hơn với lội nước, đất ẩm và đi đường gồ ghề, còn màn hai tương đối dễ chịu với khu vực đồi cát ven biển Hồ Cốc, Vũng Tàu.
Tại hai khu vực này thì cặp đôi X-Trail 2.5 SV đã có những màn rẽ nước và xoáy cát hết sức đẹp mắt, mô-men xoắn được hệ truyền động phân bổ hết sức hợp lý cùng “tài cứng” nên dù có những lúc chở 3 đến 4 người xe vẫn tìm ra cách tiến về phía trước. Sau một lúc ngẩn ngơ quan sát thì tôi cũng quyết định lên xe để tích lũy thêm kinh nghiệm off-road bằng các bài vỡ lòng cùng X-Trail, phòng khi sau này rơi vào ngập đường ở thành phố. Cách tốt nhất để lội nước là về số tay, cụ thể ở X-Trail là cấp số ảo đầu tiên và chỉ cần chế độ 4WD Auto là đủ, tôi lấy một tí đà rồi duy trì chân ga đều đặn, mọi thứ còn lại đã có ECU tính toán nhằm duy trì vận tốc hiện có và không để xe “vướng” lại đâu đó trên đoạn đường chạy thử. Ở địa hình đồi cát, mọi thứ cũng gần như tương tự và bổ sung thêm một lưu ý nhỏ là không nên đánh lái quá gắt để tranh việc bánh dẫn hướn tự “đào hố” quá sâu khiến xe bị mắc kẹt. Còn nếu chẳng may bạn móc vô-lăng quá tay thì cứ bình tĩnh khóa vi sai trung tâm, đưa về số lùi rồi từ tốn thoát khỏi điểm lún ấy.
Tiêu hao nhiên liệu
Trước khi kết thúc chặn trải nghiệm, tôi không quên liếc qua thống kê tổng quãng đường di chuyển sau hai ngày và cả tính toán của ECU về mức tiêu hao nhiên liệu. Sau hơn 430 kilomet “chinh chiến” nhiều điều kiện đường xá khác nhau, chân ga tương đối thoải mái, xen lẫn một vài đoạn thử sử dụng chế độ ECO thì chiếc X-Trail 2.0 SL số 6 trong đoàn trải nghiệm cho mức tiêu hao khoảng 9,60 lít/100 kilomet.
An toàn
Nếu lựa chọn Nissan X-Trail 2016, có thể nói bạn đã có được chiếc xe an toàn bậc nhất phân khúc với một loạt tính năng hỗ trợ và bảo “tận răng”, cụ thể danh sách an toàn của ba phiên bản như sau:
Đánh giá tổng quát
Đối tượng phù hợp
Chắc chắn nhóm khách hành chính mà Nissan hướng đến là những gia đình sinh sống ở đô thị, khi đó hai phiên bản động cơ 2.0 với danh sách tiện nghi và an toàn đầy đủ là thích hợp cho nhu cầu đi lại hằng ngày hay những chuyến đi dã ngoại cuối tuần. Bên cạnh đó, phong cách lịch lãm cùng cabin rộng rãi và cả sự bền bỉ, tiết kiệm của của X-Trail sẽ “xứng đôi” với các doanh nhân trung niên cần một phương tiện thực dụng, xứng đáng với giá trị đầu tư.
Còn với những ai ưu mạo hiểm, thích khám phá như tôi thì câu trả lời nằm ở phiên bản 2.5 SV 4WD, chiếc X-Trail “đầu bảng” sở hữu sức mạnh, sự linh hoạt cùng khả năng vận hành vượt trội đủ để bạn có thể đi đến bất kì đâu mình muốn.
Chấm điểm và đề nghị
Tổng kết bài đánh giá, X-Trail 2016 có được cái gật đầu của tôi về ngoại thất ưu nhìn, cabin rộng rãi cho 5 hành khách, trang bị tính năng nội-ngoại thất hiện đại, danh sách an toàn không thể chê, cảm giác lái tốt và nhất là sự cơ động đáng gờm của một chiếc CUV đô thị. Tuy vẫn mắc một vài khuyết điểm nho nhỏ ở hàng ghế thứ ba hay khả năng cách âm gầm nhưng phải thừa nhận rằng Nissan đã thành công khi có được một sản phẩm “đáng tiền”, và những giá trị cốt lõi của X-Trail sẽ được khách hàng cảm nhận rõ nhất trong quá trình sử dụng lâu dài.
Sau những gì đã trải nghiệm cùng Nissan X-Trail 2016, nhóm danhgiaXe thống nhất dành cho mẫu xe này điểm số 4.0/5.0. Nếu bạn đã hoặc đang sử dụng Nissan X-Trail 2016 thì hãy chia sẻ cảm nhận của mình với mọi người nhé.
Video đánh giá Nissan X-Trail 2016
Đăng kí theo dõi để nhận những video mới nhất từ danhgiaXe Team: https://goo.gl/ksdEGA
Thông số kỹ thuật
Nissan X-Trail V-series 2.5 SV Luxury1,023 tỷ |
Dáng xe SUV 7 chỗ |
Số chỗ ngồi 7 |
Số cửa sổ 5.00 |
Kiểu động cơ |
Dung tích động cơ 2.50L |
Công suất cực đại 169.00 mã lực , tại 6000.00 vòng/phút |
Momen xoắn cực đại 233.00 Nm , tại 4000 vòng/phút |
Hộp số |
Kiểu dẫn động Dẫn động 4 bánh |
Mức tiêu hao nhiên liệu 0.00l/100km |
Điều hòa Tự động hai vùng |
Số lượng túi khí 6 túi khí |
Bài đánh giá nổi bật
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Vì sao không nên dùng 2 chân khi lái xe số tự động?
Với xe số tự động, việc sử dụng cả 2 chân khi lái sẽ khiến tài xế rất dễ đạp nhầm chân ga và chân phanh.Đánh giá Kia K5 2024: Thiết kế ấn tượng, vận hành mượt mà, mức giá cạnh tranh nhất phân khúc
Giá: 789 triệu - 1,045 tỷKia K5 là dòng xe thuộc phân khúc sedan hạng D và là thế hệ mới của Optima trước đó, nhưng đã được hãng đổi tên để đồng bộ với thị trường quốc tế vào năm 2019. Bước sang thế hệ thứ 5 này, Kia K5 2024 mang đến một diện mạo đầy ấn tượng, độ hoàn thiện tốt, trang bị tiện nghi hiện đại đi cùng mức giá chỉ ngang sedan hạng C, hứa hẹn đem đến cho người dùng Việt những trải nghiệm lái xe đẳng cấp.Những cảnh báo không nên bỏ qua trên xe Mercedes-Benz
Tùy vào dòng xe và các trang bị, một chiếc Mercedes có thể phát ra từ 100 đến gần 300 loại thông điệp khác nhau trên màn hình đa năng. Các thông điệp này có thể chỉ là những thông tin mang tính tra cứu, tham khảo, những lời nhắc nhở khi người dùng thao tác sai, hoặc thông báo về lịch bảo dưỡng… Nhưng đôi khi các thông điệp trên màn hình này lại rất quan trọng, cảnh báo tới người dùng về các mối nguy hiểm, các sự cố hoặc lỗi phát sinh.Cách lái xe số sàn không bị giật, mượt như xe số tự động
Xe giật cục, chết máy, òa ga… là những tình huống rất dễ gặp phải khi mới biết lái xe số sàn. Nhằm giúp các bác khắc phục tình trạng này, dgX sẽ hướng dẫn cách lái xe số sàn trong 5 tình huống cụ thể sao cho “mượt” như xe số tự động.Đánh giá Kia K3 2024: Lựa chọn xứng tầm cho phân khúc hạng C
Giá: 585 triệu - 699 triệuHướng đến đối tượng khách hàng là người trẻ năng động và đam mê khám phá, Kia K3 2024 được tái thiết kế với mong muốn trở thành người bạn đồng hành cùng khách hàng trong hành trình định hình lối sống thông minh “Smart Lifestyle” của thế hệ mới. Với ngoại hình được cải tiến, mang đậm phong cách thể thao, bổ sung phiên bản động cơ mới và nâng cấp thêm nhiều tính năng công nghệ tiên tiến, Kia K3 2024 không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là biểu tượng của phong cách sống độc đáo và hiện đại. Mẫu sedan Hàn Quốc xứng danh là ngôi vương phân khúc hạng C, vượt xa những đối thủ như Hyundai Elantra, Mazda 3, Honda Civic và Toyota Corolla Altis. Điều hòa ô tô không mát: Nguyên nhân và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa ô tô không mát hoặc làm mát kém. Trong trường hợp này lọc gió, gas, dàn nóng, lạnh, lốc điều hòa... là những bộ phận cần kiểm tra.Những cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật
Để phanh cũng như dừng xe ô tô an toàn thì tùy từng tình huống giao thông và trang bị hệ thống phanh trên từng mẫu xe, chúng ta sẽ áp dụng kỹ thuật phanh phù hợp.Đánh giá Kia Sportage 2024: Nâng cấp mạnh mẽ, lột xác toàn diện
Giá: 900 triệu - 1,048 tỷSau gần 6 năm vắng bóng trên thị trường Việt kể từ năm 2017 do doanh số không khả quan, vào ngày 17/06/2022, Kia Sportage đã có màn "comeback" đầy ấn tượng với diện mạo hoàn toàn "lột xác", nâng cấp công nghệ và mang đến 3 gói tùy chọn động cơ. Lần ra mắt này cho thấy mẫu xe Hàn đã lấy lại tự tin tham chiến ở phân khúc CUV cỡ C, hứa hẹn sẽ là đối thủ đáng gờm của Honda CR-V, Hyundai Tucson, Ford Territory hay Mazda CX-5.Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.Porsche Panamera 2024 có giá bán cao nhất hơn 13,7 tỷ đồng tại Việt Nam
Porsche Panamera 2024 vừa sở hữu hiệu suất của một chiếc xe thể thao chính hiệu, vừa sở hữu sự thoải mái của một chiếc xe hạng sang để vươn mình trở thành biểu tượng hiệu suất của đẳng cấp sang trọng.