Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.
Có nhiều cách để kiểm tra hệ thống phanh, và trong quá trình kiểm tra, tùy thuộc vào tình trạng được phát hiện mà chúng ta sẽ có cách bảo dưỡng, khắc phục tương ứng để mang lại hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn:
Kiểm tra bằng cách quan sát trong khi lái xe
- Nếu không cảm nhận được sự chắc chắn khi đạp chân trên bàn đạp thắng, hoặc phải đạp cật lực cho tới khi bàn đạp thắng chạm sát sàn mới “dính thắng” thì chứng tỏ hệ thống phanh đã có vấn đề, bị thiếu dầu thắng, hoặc dầu bị rò rỉ.
- Xe rung hoặc tay lái rung khi đạp thắng cho thấy đĩa phanh đã quá mòn, cần phải tráng mặt lại hoặc thay mới.
- Bằng cách lắng nghe âm thanh, chúng ta cũng có thể nhận biết được độ hao mòn. Ví dụ, nếu nghe thấy tiếng rít ken két, hoặc âm thanh như kim loại chà vào nhau thì có nghĩa là lớp bố thắng đã mòn.
Kiểm tra bằng cách quan sát khoang động cơ
- Mở nắp capo để thăm lượng dầu thắng trữ trong hộp. Nếu thấy mực dầu xuống thấp, cần phải châm thêm vào, thường thì mỗi tháng sẽ phải châm 1 lần. Tuy nhiên nếu nhận nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên thì có nghĩa là hệ thống bị rò rỉ đâu đó, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống thắng.
Chú ý:
Trước khi châm dầu vào hộp, cần phải lau sạch miệng chai nhớt để những chất bẩn không len vào trong hệ thống. Ðồng thời, tránh để dầu thắng nhỏ xuống thành xe, nhất là những chỗ có sơn vì sẽ làm hư nước sơn ở body xe.
Các chuyên gia về bảo trì khuyên nên thường xuyên mở nắp hộp dầu để kiểm tra màu dầu. Dầu mới thì trong hoặc trong mờ. Dầu cũ và sắp sửa quá “đát” có màu sậm bẩn. Đây cũng chính là lúc phải thay luôn dầu mới.
Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thắng dưới gầm xe
Muốn kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thắng dưới gầm thì phải đưa đến gara, kích xe lên cao và quan sát xem đường dây dẫn dầu mềm (Flexible hose) và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han rỉ chỗ nào không.
Cần kiểm tra tất cả đường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe và đường ống cao su chuyển dầu đến các "heo dầu" nằm tại bánh xe. Với những ống mềm, nếu phát hiện có vết sần sùi thì đây chính là dấu hiệu cho thấy có sự rò rỉ. Không để các đường ống này chạm vào những bộ phận di động hoặc phát nhiệt của xe, chẳng hạn như ống bô.
Kiểm tra bằng cách gỡ bánh
Chúng ta sẽ gỡ bánh ra để kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh (rotor) trên 2 bánh trước và quan sát xem chúng có bị xước hay không. Nếu có thì đó là dấu hiệu cho thấy có nhiều cặn bẩn (như sỏi đá, hoặc cát) bám giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh. Trường hợp trầy xước nặng thì phải được kiểm tra kỹ lại bởi thợ chuyên nghiệp về phanh, họ sẽ cho bạn lời khuyên nên tráng mặt hay thay mới.
Với bộ phận phanh tang trống ở 2 bánh sau, chúng ta cần phải cẩn thận tháo phần trống phanh để có thể kiểm tra bên trong. Lưu ý là cần đeo mặt nạ, khẩu trang để không hít phải chất bụi bám trên thắng. Trong quá trình kiểm tra, để ý xem thắng có bám quá nhiều bụi không, mặt trong phanh hoặc mặt đĩa có bị cong lên không; Heo dầu có bị hư hại gì không...
Nếu phải thay đĩa phanh, thay bố và dầu thì sau khi thay xong phải “xả gió” cho hệ thống phanh để loại bỏ không khí có lẫn trong bố thắng mòn, đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả hơn.
Nếu đĩa phanh bị mòn không đều, có hiện tượng đảo, rung lắc, “cướp lái” khi phanh: Sau một thời gian sử dụng, dưới sự tác động của việc phanh cùng môi trường bên ngoài như đất, đá, nhiệt độ... đĩa phanh sẽ bị gồ ghề, cong vênh, không còn sự đồng nhất về độ dày, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống. Trong trường hợp này, láng đĩa phanh được coi là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề.
Lưu ý: Ðối với các xe có hệ thống phanh ABS cần hết sức thận trọng, khi láng đĩa phanh phải xem xét đến độ dày tối thiểu cho phép. Một số xe không thể khắc phục bằng cách láng đĩa phanh mà phải thay thế đĩa phanh khi bị xước, mòn.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Những vấn đề thường gặp ở hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô và cách khắc phục
Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng của động cơ, nó cùng với các hệ thống khác kết hợp ...Bỏ ngay những thói quen này nếu không muốn tàn phá hệ thống phanh
Kéo phanh tay khi về số P, rà phanh khi đổ dốc, xe chưa dừng đã hạ phanh tay… là những thói quen sẽ tàn phá hệ thống phanh của ô tô.Đánh giá GAC M8 2025: Làn gió mới trong phân khúc MPV cao cấp tại Việt Nam
Đánh giá GAC M8 2025 về thiết kế nội ngoại thất, trang bị tiện nghi, vận hành và trang bị an toànCách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tô
Đèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.Hiện tượng 'trượt nước': Nguyên nhân và cách phòng tránh
Bánh xe trượt nước là một trong những nỗi ám ảnh của người cầm lái khi di chuyển trong trời mưa, trên những cung đường trơn trượt. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt nước là gì? Làm cách nào để phòng tránh? Hãy cùng dgX tìm hiểu trong bài viết dưới đây.Cân chỉnh thước lái là gì? Vì sao và khi nào cần cân chỉnh thước lái ô tô?
Hệ thống lái ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của một chiếc ô tô, đóng vai trò đặc biệt quan trọng chỉ sau hệ thống phanh. Việc cân chỉnh để hệ thống lái hoạt động chính xác do đó cũng cần được quan tâm.Những điều cần biết khi mang ô tô đi bảo hành
Nắm rõ các hạng mục, hư hỏng được bảo hành miễn phí, kiểm tra chi phí phát sinh, ghi nhớ các mốc thời gian và đến đúng địa điểm... là những điều mà bạn cần biết khi mang ô tô đi bảo hành.Nhận ngay ưu đãi 100% phí trước bạ khi mua xe Toyota trong tháng 10/2024
Trong tháng 10/2024, khách hàng mua xe Vios, Veloz Cross, Avanza Premio, Yaris Cross và Corolla Cross sẽ được nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ.Ô tô mất lái: Nguyên nhân, cách xử lý và hạn chế xảy ra mất lái
Ô tô mất lái thường dẫn tới nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy trong trường hợp này cần xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng mất lái? Làm thế nào để hạn chế tình trạng ô tô mất lái? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bác.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?