Hiện tượng 'trượt nước': Nguyên nhân và cách phòng tránh

Chuyên đề: Hướng dẫn sử dụng & Kinh nghiệm lái xe
Chỉnh sửa lúc: 27/10/2022

Bánh xe trượt nước là một trong những nỗi ám ảnh của người cầm lái khi di chuyển trong trời mưa, trên những cung đường trơn trượt. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt nước là gì? Làm cách nào để phòng tránh? Hãy cùng danhgiaXe tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Trượt nước là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt nước?

Trượt nước hay còn được gọi là "Hydroplaning" trong tiếng Anh, tạm dịch là “lướt trên mặt nước”.

Khi xảy ra hiện tượng trượt nước, bánh xe sẽ không còn ma sát với mặt đường. Tại thời điểm này, khả năng phanh của xe bị hạn chế, xe bị đẩy về phía trước theo lực quán tính. Mặc dù hiện tượng này chỉ xảy ra trong vòng vài giây ngắn ngủi nhưng tính bất ngờ của nó khiến cho người lái mất kiểm soát xe và từ đó gây ra tai nạn.

Trượt nước hay còn được gọi là Trượt nước hay còn được gọi là "Hydroplaning" trong tiếng Anh, tạm dịch là “lướt trên mặt nước”

Kết quả nghiên cứu của hãng lốp Continental cho biết, những rãnh trên lốp xe có tác dụng như những đường ống thoát nước. Khi xe chạy với vận tốc trung bình khoảng 80km/h trên bề mặt đường có nước thì lốp xe sẽ phải phân tán 30l nước mỗi giây. Những khe rãnh trên lốp xe sẽ thực hiện nhiệm vụ này. Việc phân tán này sẽ giúp cho bánh xe có thể tiếp xúc với bề mặt đường thay vì “lướt trên mặt nước”.

Chính vì vậy, nếu nước không được phân tán kịp thời thì lốp xe sẽ “lướt trên mặt nước” thay vì tiếp xúc với mặt đường, và đây chính là nguyên nhân xảy ra hiện tượng trượt nước.

Việc phân tán nước sẽ giúp cho bánh xe có thể tiếp xúc với bề mặt đường thay vì “lướt trên mặt nước”. Việc phân tán nước sẽ giúp cho bánh xe có thể tiếp xúc với bề mặt đường thay vì “lướt trên mặt nước”.

Như vậy, độ sâu của rãnh lốp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng trượt nước. Thường thì độ sâu của các rãnh lốp là nhỏ hơn 8mm. Khi lốp bị mòn, độ sâu giảm sẽ khiến cho nguy cơ xảy ra hiện tượng trượt nước của xe tăng lên. Theo tiêu chuẩn ở Việt Nam, độ sâu rãnh lốp phải đạt ít nhất 1,6mm trở lên mới đảm bảo được khả năng vận hành an toàn.

Trên một số xe, khi độ sâu của lốp nhỏ hơn 3.1mm thì khả năng chống trượt nước sẽ bị giảm. Trong quá trình vận hành, lốp cũng sẽ xảy ra tình trạng rãnh lốp mòn không đều. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân tán nước. Do vậy, nếu một bánh xe xuất hiện rãnh không còn phù hợp thì phải lập tức được thay. Đây là lý do vì sao các chuyên gia luôn khuyến khích người tiêu dùng nên đảo lốp.

Chất lượng mặt đường kém cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt nước. Nếu bề mặt đường được trải nhựa tốt với độ dốc hai bên thích hợp thì sẽ ngăn cản quá trình đọng nước trên bề mặt đường. Tuy nhiên đây chỉ là nguyên nhân, yếu tố khách quan, vấn đề chính vẫn nằm ở người lái. Xe chạy quá nhanh trên đường trơn trượt, ngập nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng trượt nước.

2. Cách phòng tránh hiện tượng trượt nước

2.1. Giảm tốc độ

Khả năng phân tán nước sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ tốc độ. Xe chạy với tốc độ càng cao thì lượng nước cần phân tán trong 1 giây sẽ càng nhiều. Và khi lượng nước mà một rãnh lốp phải phân tán trong 1 giây đã đạt ngưỡng giới hạn, xe sẽ xuất hiện hiện tượng trượt nước, từ đó dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Chính vì vậy, trong điều kiện trời mưa, đường ngập nước, trơn trượt thì các bác chỉ nên di chuyển với tốc độ phù hợp.

2.2. Chú ý đến lốp xe

Như đã nêu, nguyên nhân của hiện tượng trượt nước có thể đến từ lốp xe. Do vậy để phòng tránh rủi ro, các bác nên xoay và cân bằng lốp mỗi khi thay dầu. Điều này sẽ giúp cho xe đạt được độ cân bằng tốt hơn.

 Để phòng tránh rủi ro, các bác nên xoay và cân bằng lốp mỗi khi thay dầu  Để phòng tránh rủi ro, các bác nên xoay và cân bằng lốp mỗi khi thay dầu

Ngoài ra, lốp xe có áp suất thấp sẽ dễ bị trượt nước, trong khi lốp quá căng cũng dẫn đến tình trạng lốp xe sẽ giảm lực ma sát trong một số trường hợp. Chính vì vậy, đề đề phòng hiện tượng trượt nước thì cần phải giữ áp suất thích hợp cho lốp xe. Đảm bảo rằng lốp xe không quá căng cũng không quá mềm.

Trước mỗi mùa mưa, hãy kiểm tra kỹ bề mặt lốp xem còn đủ tiêu chuẩn hay không? nếu lốp đã mòn và cho thấy dấu hiệu cần phải thay thì hãy ngay lập tức thay lốp mới.

2.3. Không nên sử dụng hệ thống điều khiển hành trình

Lái xe trong điều kiện trời mưa, đường trơn trượt thì các bác không nên sử dụng hệ thống điều khiển hành trình bởi trong điều kiện giao thông như vậy, xe sẽ bị mất nhiều thời gian hơn để lấy lại quyền kiểm soát xe.¬¬

3. Làm gì khi xe bị trượt nước?

Khi cảm thấy vô lăng đột nhiên nhẹ đi thì rất có thể xe đã bị trượt nước. Lúc này, các bác nên giữ bình tĩnh để xử lý tình huống. Đừng vội đánh lái hoặc phanh gấp. 2 động tác này chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Thay vì vậy, hãy đồng thời rà phanh và đánh lái xe từ từ để xe quay về vị trí an toàn. Nếu xe có ABS thì đây chính là cứu cánh trong khoảnh khắc ấy.

Nếu việc đánh lái không cải thiện được tình hình thì thay vì tiếp tục cố gắng đánh lái, hãy chờ lốp xe có thể tiếp xúc lại với mặt đường rồi mới đánh lái để xe di chuyển đến nơi an toàn.

Xem thêm:

Cách lái xe an toàn trên đường trơn trượt
Kỹ thuật lái xe ô tô trong các tình huống xe bị trượt
Nguyên tắc cần nắm khi lái xe ô tô dưới trời mưa bão
Bạn cảm thấy bài viết hữu ích?

Bài viết nổi bật

Bài viết mới nhất