Lý do khiến bạn nhất định phải đeo dây an toàn
Đeo dây an toàn khi lái xe hoặc khi ngồi trong xe ô tô có thể cứu tính mạng của bạn. Tuy nhiên, chỉ có 20% người Việt có thói quen này mỗi khi ngồi sau vô lăng.
Đeo dây an toàn khi lái xe hoặc khi ngồi trong xe ô tô có thể cứu tính mạng của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen này mỗi khi ngồi sau vô lăng.
Dây an toàn trong xe ô tô chỉ phát huy tác dụng khi bạn đeo đúng cách. Dây an toàn phải được vòng qua vai và phải ôm sát vào cơ thể. Thắt lưng phải được đeo thấp qua hông chứ không phải ngang bụng. Nếu không đeo đúng cách, rất có thể người lái xe sẽ bị gãy xương sườn, tổn thương các cơ quan nội tạng khi gặp tai nạn.
Vậy, vì sao chúng ta phải đeo dây an toàn khi lái xe? Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến bạn nhất dịnh phải đeo dây an toàn khi tham gia giao thông bằng xe ô tô.
Dây an toàn là thiết bị an toàn số 1 trong xe ô tô
Dù các dòng xe mới đã trang bị khá nhiều thiết bị an toàn khác nhưng chiếc dây an toàn vẫn là thiết bị cần thiết và quan trọng nhất. Nó vẫn là một phần không thể thiếu được của những chiếc ô tô trong tương lai.
Bảo vệ vùng mặt
Nếu chiếc xe đang đi với tốc độ 70 - 10 km/h mà phải dừng lại đột ngột thì bạn sẽ lao về phía trước theo tốc độ tương tự. Tuy nhiên, chiếc dây an toàn sẽ giúp bạn "thắng" lực quán tính. Nó sẽ bảo vệ phần đầu và mặt không bị đập vào kính chắn gió. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tổn thương phần đầu và mặt.
Dây an toàn giúp bạn không bị ném ra khỏi xe
Trong nhiều trường hợp, chiếc có thể bị lật hoặc cánh cửa bị bung ra do va chạm. Chiếc dây an toàn sẽ giúp người ngồi trong xe không bị ném văng ra khỏi xe.
Không những thế, chiếc dây an toàn có thể giúp chúng ta tránh được va đập với vô lăng, cánh cửa và những bộ phận khác của xe theo lực quán tính. Nó sẽ bảo vệ an toàn cho chúng ta mỗi khi gặp trường hợp khẩn cấp.
Giúp những người trong xe không va chạm nhau
Một trong những nguyên nhân gây thương tích cho hành khách khi gặp sự cố là lái xe và hành khách va chạm vào nhau. Chiếc dây an toàn sẽ cố định vị trí của mỗi người. Nó sẽ giúp chúng ta không bị va chạm vào những người xung quanh khi xe dừng đột ngột, bị lật hoặc xoay ngang trên đường.
Giúp bạn an toàn hơn khi túi khi bung
Túi khí có thể cũng không có tác dụng khi tài xế không thắt dây an toàn. Chúng ta vẫn có thể bị văng ra ngoài hoặc va đập vào các bộ phận trong xe. Vì vậy, thắt dây an toàn sẽ giúp chúng ta ở trong tư thế thuận lợi giúp túi khi phát huy tác dụng.
Dây an toàn đảm bảo khả năng thoát nạn khi có cháy nổ
Khi xe tai nạn và người trong xe bị thương thì việc di chuyển sẽ rất khó khăn. Nó sẽ khiến cho nạn nhân không đủ sức để thoát ra ngoài. Vì vậy, nó cũng có thể làm cho tài xế và hành khác bị thương lần thứ 2, thậm chí tử vong khi xe cháy nổ. Dây an toàn sẽ giúp tài xế và hành khách không bị thương khi xe gặp tai nạn. Điều này sẽ giúp chúng ta nhanh chóng thoát khỏi xe. Nó sẽ giúp chúng ta tránh được thảm hoạ khi xe bị cháy nổ hoặc rơi xuống nước.
Phụ nữ mang thai nên đeo dây an toàn
Những phụ nữ mang thai nhất định phải đeo dây an toàn để bảo vệ đứa con thân yêu của mình. Khi mang thai, phụ nữ nên đeo dây an toàn thấp xuống vùng xương chậu, tránh để dây thắt lưng ở phần bụng.
Không đeo dây an toàn là vi phạm luật
Khoản 1, Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: không đeo dây an toàn hoặc chở người không đeo dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) thì sẽ phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Bao nhiêu người được dây an toàn cứu sống?
Theo thống kê của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA, từ 1975 đến 2016, dây an toàn trong xe ô tô đã cứu sống 345.000 người tại Mỹ. Riêng năm 2015 là 14.000 người.
Cũng theo NHTSA, người dân Mỹ rất có ý thức thắt dây an toàn khi di chuyển bằng ô tô. Có đến 90% người ngồi trong xe ô tô ở Mỹ thắt dây an toàn. Ở Nhật Bản, tỉ lệ người thắt dây an toàn là hơn 90%. Trong khi đó, thói quen này mới chỉ được 20% số người Việt tham gia giao thông bằng ô tô chấp hành.
Theo Vietnamnet
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Cách sử dụng đèn pha ô tô để xin đường và nhường đường
Nháy đèn pha ở các nước phát triển là báo hiệu nhường đường cho xe phía trước nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Vậy cách ô tô Việt Nam xin đường và nhường đường như thế nào?Những vấn đề thường gặp khi lên đời mâm và lốp xe
Lốp xe là một bộ phận quan trọng của chiếc xe, nhưng phần đông chúng ta lại không quan tâm mấy đến chúng. Thật sự nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận hành cũng như sự an toàn của xe.Vì sao không nên chuyển về số N khi xe đang di chuyển
Trong bài viết Cách xử lý lái xe an toàn với số tự động của bác @bangtran có đoạn "Không nên chuyển cần số sang vị trí “N” khi xe đang di chuyển. Chỉ dùng vị trí này khi đang dừng xe đợi đèn đỏ hoặc để chuyển hệ truyền động. Tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bạn vô tình chuyển cần số từ vị trí này về “D” hoặc “R”." Em thấy đây là thói quen của khá nhiều bác tài gặp phải nên em chia sẻ với các bác thông tin về điều này.Cách dùng số tay trên xe số tự động - tài xế Việt cần biết
Xe hơi hiện đại hầu hết sử dụng xe số tự động vì sự đơn giản trong thao tác. Tại Mỹ chỉ khoảng 10% xe sử dụng số sàn, trong khi tại Việt Nam, nhiều hãng đã khai tử phiên bản số sàn của những dòng xe đang bán. Nhưng sự đơn giản của số tự động lại khiến nhiều tài xế trở nên lười tìm hiểu và sử dụng hết chức năng, trong đó có số tay hay số thể thao.Những lưu ý khi phải kéo xe do gặp sự cố
Xe bị chết máy, bị tai nạn và cần phải nhờ đến xe cứu hộ giao thông là điều không ai muốn. Tuy nhiên, bạn cũng cần trang bị kiến thức cần thiết về vấn đề này để giúp việc "tưởng khó hoá ra khá dễ" trong những chuyến du lịch đầu năm.Xe bị khóa vô lăng và cách xử lý
Thông thường vô lăng được thiết kế xoay trên trục lái và chỉ khóa cứng khi chìa khóa ở vị trí LOCK hay tắt động cơ bằng nút bấm Start/stop. Tuy nhiên, nhiều người lái mới thường sẽ không biết cách xử lý và cho rằng xe bị khóa vô lăng. Vậy hướng xử lý đối với các trường hợp trên như thế nào?Hướng dẫn tự thay má phanh cho xe ô tô
Bạn không cần phải tốn nhiều chi phí khi phải đến garage để thay thế má phanh mới cho chiếc xe. Thay vào đó bạn cũng có thể làm công việc này khá dễ dàng.Hướng dẫn các bước đỗ xe cho người mới lái
Đỗ xe luôn được đánh giá là thử thách lớn đối với những người mới lái xe. Có 3 tình huống chỉnh khi đỗ xe là đỗ xe chéo góc, đỗ xe vuông góc và đỗ xe song song. Bài viết này sẽ tổng hợp lại các phương pháp đỗ xe thực tế cho từng dạng tình huống.Dấu hiệu hỏng máy phát điện trên xe
Bởi máy phát điện kết nối với nhiều hệ thống khác, bất kỳ vấn đề cơ khí nào cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng cũng như đến việc chuẩn đoán hư hỏng của xe. Dưới đây là năm dấu hiệu giúp cho việc chuẩn đoán hư hỏng liên quan tới máy phát điện trở nên dễ dàng hơn.5 Kinh nghiệm lái xe an toàn
Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm lái xe an toàn mà bạn nên biết để xử lý để bảo vệ bản thân và những người ngồi trên xe.