Ô tô bị bó cứng phanh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ô tô bị bó cứng phanh khi đang chạy tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Cùng danhgiaXe tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng bó cứng phanh hay khóa phanh xảy ra khá phổ biến trên những xe không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS). Thậm chí, ngay cả trên những xe được trang bị hệ thống ABS nhưng gặp trục trặc về kỹ thuật thì vẫn có thể xảy ra hiện tượng này. Dấu hiệu nhận biết là khi xe đang di chuyển trên đường thì bỗng nhiên dừng đột ngột khiến cho lốp bị rê trên đường.
1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô tô bị bó cứng phanh và cách khắc phục
Hiện tượng ô tô bị bó cứng phanh xảy ra có thể là do một trong số các nguyên nhân phổ biến sau đây:
1.1. Má phanh mòn quá mức
Má phanh bị mòn quá mức cho phép thì đĩa phanh cũng bị mòn, trở nên mỏng hơn so với độ dày tiêu chuẩn. Đây là nguyên nhân khiến cho pít tông phanh bị đẩy quá giới hạn, khó để thu về, bó chặt vào trống hoặc đĩa phanh và gây ra hiện tượng bó cứng phanh.
Nguyên nhân để xảy ra lỗi này là do các bác không thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế theo định kỳ. Do vậy, để khắc phục khi xe ô tô bị bó cứng phanh do nguyên nhân này thì các bác phải tháo bánh xe, tháo cụm phanh, sau đó dùng tua vít đẩy pít tông về vị trí cũ, sau đó mang đến trung tâm sửa chữa.
1.2 Ắc suốt phanh bị gỉ sét
Khi xe phanh, pít tông sẽ gây ra một lực tác động lớn lên ắc suốt phanh để đạt hiệu quả phanh. Tuy nhiên, nếu bộ phận này đã bị gỉ sét thì ắc suốt phanh sẽ không quay về vị trí ban đầu được, từ đó dẫn đến tình trạng bó cứng phanh.
Để khắc phục, các bác hãy thao ắc suốt ra vệ sinh và dùng dầu mỡ để bôi trơn cho nó. Song song với đó, hãy kiểm tra lại pít tông phanh và má phanh. Nếu thấy ắc suốt, gioăng cao su bị hư hỏng, các bác cần thay thế mới ngay các chi tiết này.
1.3. Đĩa phanh bị biến dạng
Các tác động bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô tô bị bó cứng phanh. Việc bị va chạm nhiều khiến cho đĩa phanh biến dạng, quay không đều, khiến cho má phanh bị gì chặt và gây bó cứng phanh.
Trong trường hợp này, các bác nên sớm dưa xe đi kiểm tra để sửa chữa kịp thời nhất có thể. Không nên tự ý sửa chữa nếu không có kinh nghiệm bởi nếu biên độ bàn đạp bị điều chỉnh quá nhỏ thì khi sử dụng, má phanh sẽ liên tục tì vào trống hoặc đĩa phanh, làm cho hiện tượng bó cứng phanh càng nặng hơn.
1.4. Má phanh nở do lọt nước
Xe đi dưới trời mưa hoặc khi rửa có thể khiến nước lọt vào hệ thống phanh, từ đó gây ra các hiện tượng như: Má phanh nở, bàn đạp phanh nhỏ; dẫn đến phanh bị bó cứng.
Muốn khắc phục, trước tiên các bác phải làm khô má phanh, chống nước lọt vào khoang động cơ sau khi rửa xe. Nếu dừng xe sau khi đi qua các đoạn đường bị ngập thì không nên kéo phanh tay ngay mà hãy chuyển về số lùi đối với xe số sàn (hoặc số P đối với xe số tự động) rồi lại số tiến, cho đến khi phanh tự nhả
Ngoài các nguyên nhân trên, ô tô bị bó cứng phanh cũng có thể do:
Hệ thống phanh quá nhiệt
Sử dụng dầu phanh không chính xác
Sai lệch thanh trợ lực phanh điện
Calip, rôto hoặc đĩa đệm phanh tang trống bị hỏng hoặc bị hỏng
Thành phần ABS bị lỗi, van điều chỉnh hoặc cơ cấu phanh đỗ
Mòn các piston caliper hoặc xi lanh bánh xe phanh
Calip bị lỗi cũng có thể khiến phanh bị bó cứng.
Roto, địa đệm bị lỗi cũng có thể khiến phanh bị bó cứng.
2. Làm gì khi ô tô đang chạy mà bị bó cứng phanh?
Ô tô bị bó cứng phanh khi đang chạy là tình huống rất nguy hiểm. Lúc này, các bác cần giữ bình tĩnh để xử lý đúng cách. Hãy bật đèn báo hiệu hoặc sử dụng còi xe để cảnh báo cho các phương tiện đang cùng lưu thông trên đường. Sau đó, hãy tìm nơi an toàn để dừng xe.
Nếu xe bị khóa bánh trước, không được trang bị hệ thống ABS, các bác hãy nhả áp lực phanh khi nhận thấy phanh xe bắt đầu bị khóa. Tiếp tục nhấn và nhả bàn đạp phanh liên tục cho đến khi xe dừng lại.
Nếu xe được trang bị ABS, các bác sẽ cảm thấy bàn đạp phanh rung khi dừng lại hoặc nếu xe bị mất lực kéo. Hiện tượng này là bình thường, vì hệ thống phanh đang bơm phanh cho bạn, giúp giải phóng bánh xe bị khóa và giúp bạn kiểm soát chiếc xe tốt hơn.
Khi phanh gấp, xe có thể chuyển hướng mạnh sang trái hoặc phải và đuôi xe có thể bị hiện tượng "vẩy đuôi cá" khiến các bác mất kiểm soát. Nếu hiện tượng này xảy ra khi đang lái xe, các bác hãy nhấp phanh liên tục cho đến khi xe dừng hẳn, sau đó gọi cho cứu hộ để được mang xe tới gara kiểm tra, sửa chữa.
Xem thêm:
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh trên ô tô
Cách sử dụng phanh đúng và an toàn trên xe số sàn và số tự động
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Vượt xe đúng cách: kinh nghiệm lái xe an toàn cho người mới lái
Trong những khóa huấn luyện lái xe tại nước ta, hầu như còn khá sơ sài trong việc đào tạo những kỹ năng trong việc lái xe. Đa phần học viên sau khi tốt nghiệp đều đạt yêu cầu "Biết lái một chiếc xe". Vậy các kỹ năng khác thì sao?Chọn loại lốp xe nào: Lốp không xăm, lốp Runflat và lốp tự bơm ?
Dù có kích cỡ khác nhau, cấu tạo hoa lốp cũng như thiết kế đa dạng, nhưng chung quy lại, lốp xe được chia thành 3 nhóm: Lốp không săm, lốp Runflat có thể sử dụng khi hết hơi và lốp tự bơm. Chúng ta cùng xem đặc điểm công nghệ cũng như những ưu nhược điểm của từng nhóm này.Kinh nghiệm đi chơi xa với xe hạng A
Hyundai Grand i10 hay Kia Morning là những chiếc xe bán chạy trong phân khúc A. Cả hai đều sở hữu ưu điểm như kích thước nhỏ gọn, động cơ tiết kiệm nhiên liệu… Tuy nhiên đi chơi xa với những chiếc xe cỡ nhỏ lại tiềm ẩn nhiều vấn đề.4 kỹ năng lái xe khi gặp đèn giao thông
Mặc dù là những kỹ năng đơn giản nhưng không ít người quên hoặc cố tình quên, từ đó gây những vụ tai nạn nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ một lần nữa giúp bạn "nằm lòng" những kỹ năng này để lái xe an toàn hơn khi gặp các nhịp đèn, tránh được những tai nạn đáng tiếc.Kinh nghiệm vệ sinh xe hơi khỏi các mùi khó chịu
Vệ sinh xe hơi là việc cần thiết và không kém phần quan trọng vì hàng ngày, xế yêu của bạn sẽ phải chịu rất nhiều tác nhân khiến nó bị dơ và ám mùi như khí hậu ẩm ướt, bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống.v.v… Đi lại trên một chiếc xe "có mùi" là một trải nghiệm hơi khó chịu với bất kì ai. Đặc biệt là khi vào mùa mưa, chiếc ô tô của bạn rất dễ có mùi hôi khó chịu, nó sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái và sức khỏe của bạn cũng như hành khách trên xe.Những kinh nghiệm lái xe cho tài mới
Bất kỳ ai khi mới tập lái xe cũng có những bỡ ngỡ, va vấp trước khi trở thành một tài xế chắc tay. Trước tiên hãy nhớ những kinh nghiệm lái xe sau để đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người.Cách giữ lớp sơn ô tô luôn như mới
Xe ô tô tại Việt Nam là một loại phương tiện đi lại với giá bán vẫn còn tương đối cao và chi phí sử dụng không thấp với phần lớn người dân tại Việt Nam. Và để giữ cho "xế cưng" luôn như mới, đồng thời làm giảm chi phí đánh bóng và chăm sóc lớp sơn, người sử dụng xe có thể tham khảo các mẹo nhỏ sau đây:Kinh nghiệm tự tân trang xế yêu đón Tết
Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc chăm sóc xe những ngày cận Tết, nhóm danhgiaXe xin chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm để có thể tự tân trang xế yêu tại nhà.Những điều kiêng kỵ cho tài xế khi lái xe
Đàn ông không nên hút thuốc khi đang lái xe. Còn với phụ nữ, ngắm vuốt và đi giày cao gót là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn. Đây là những lời khuyên giúp bạn lái xe an toàn.Nguyên lý hoạt động và cách vận hành để kéo dài tuổi thọ hệ thống tăng áp Turbo trên xe hơi
Ngày nay, công nghệ tăng áp Turbo (Turbocharger) được rất nhiều hãng xe hơi sử dụng để trang bị trên các dòng xe. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ về cơ chế hoạt động chưa? Bài sẽ cung cấp một số kinh nghiệm trong khi vận hành xe để duy trì tuổi thọ lâu nhất cho hệ thống này.