So sánh nhanh Mazda CX-5 2015 và Hyundai Tucson 2016
Những năm vừa qua, các hãng xe Hàn Quốc đang dần chứng tỏ thực lực và thách thức vị thế của những đối thủ Nhật Bản nhờ vào các mẫu xe mang phong cách hiện đại đi cùng chất lượng bền bỉ. Đơn cử như ở phân khúc gầm cao năm chỗ, Hyundai đã trình làng Tucson 2016 để đối đầu cùng các anh tài khác, trong đó không thể không nhắc đến Mazda CX-5. Vậy tân binh của Hyundai có gì để so kè với “tay đua lão luyện” CX-5?
Giá bán
Mazda và Hyundai đều đưa ra thị trường hai phiên bản cho thế hệ CX-5 2015 và Tucson 2016, tại thời điềm 12/2015 giá bán lần lượt như sau:
- Mazda CX-5 2.0 AT – 2WD 2015: 1.039 tỷ đồng
- Mazda CX-5 2.0 AT – AWD 2015: 1.089 tỷ đồng
- Hyundai Tucson 2016 (tiêu chuẩn): 943,5 triệu đồng
- Hyundai Tucson 2016 (đặc biệt): 1.010 tỷ đồng
Để không quá chênh lệch, danhgiaXe chọn Mazda CX-5 2.0 AT AWD để thực hiện phép so sánh với Hyundai Tucson 2.0 AT bản đặc biệt trong tầm giá 1 tỷ đồng.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác. ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35% Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s. P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam. Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Xem thêm:
Đánh giá sơ bộ xe Hyundai Tucson 2021
Đánh giá sơ bộ xe Mazda CX-5 2020
Ngoại thất
Sơ lược, ta có thể thấy chiều dài toàn bộ của Tucson kém CX-5 đến 65mm đi cùng khoảng cách hai trục ngắn hơn 30mm, còn lại về chiều rộng và chiều cao tổng thể mẫu xe Hàn Quốc nhỉnh hơn đôi chút. Tuy mang đến nhiều không gian nội thất hơn đối thủ Hàn Quốc, nhưng kích thước dài hơn 4.5m có thể gây đôi chút bất tiện cho chủ xe CX-5 khi cần xoay trở trong các đô thị đông đúc.
Bên cạnh đó, CX-5 rõ ràng sẽ cơ động hơn khi bạn muốn chinh phục các con đường nhiều thử thách với khoảng sáng gầm lên đến 210 mm cùng lazang hợp kim 19 inch, còn Tucson (bản đặc biệt) có lẽ phù hợp với việc đi lại trong đô thị và đủ sức “lên lề” khi cần thiết với 172 mm chiều cao gầm xe và la-zăng thép 18 inch.
Ngoài nỗ lực chinh phục thị hiếu các khách hàng trẻ tuổi tương tự như Mazda, Hyundai còn mong muốn "lấn sân" sang phân khúc của những khách hàng chững chạc vốn ưa chuộng sự lịch lãm và sang trọng, điều đó được thể hiện qua dáng vẻ bề thế có phần “gai góc” của Tucson so với sự uyển chuyển, linh hoạt trong các đường nét của CX-5.
Khác biệt đầu tiên nằm ở cụm chiếu sáng, trong khi Tucson sử dụng đèn pha Projector hai bóng dạng LED thì CX-5 trang bị đèn Bi-Xenon và cả hai đều hỗ trợ góc chiếu khi đánh lái, đi cùng là đèn sương mù và đèn LED chạy ban ngày. Ngoài ra, lưới tản nhiệt làm nên nét đặc trưng riêng cho hai đối thủ, với Mazda là lưới tản nhiệt năm góc cạnh thì Hyundai nổi bật với lưới tản nhiệt lục giác dạng 3D mạ chrome.
Ở bên thân xe, Tucson có lợi thế nhờ vào tay nắm cửa mạ chrome sang trọng, đặc biệt là đèn soi bậc lên xuống và gương hậu có thêm tính năng sưởi mà CX-5 không được trang bị.
Phía sau, Tucson 2016 cho cái nhìn có phần đầy đặn và chắc chắn hơn nhờ vào thiết kế trải dài theo phương ngang của đèn hậu và cửa sau, bù lại ống xả kép hai bên của CX-5 trông thể thao và cá tính hơn hẳn so với ống xả đơn điệu ở Tucson.
Nội thất
Nhìn chung, nội thất không có quá nhiều khác biệt khi cả hai đều mang đến một khoang lái sang trọng và tiện nghi, nhưng nếu CX-5 phảng phất hơi hướng thể thao với tone màu đen mạnh mẽ thì Tucson lại lịch lãm với nội thất hai màu được phối hợp hài hòa.
Tuy có được không gian rộng rãi hơn nhưng xét về sự êm ái và thoải mái của ghế ngồi thì CX-5 còn kém một bậc so với đối thủ, nhất là khi Tucson 2016 có thêm cửa gió cho hàng ghế sau. Riêng vị trí ghế tài của Tucson có thể chỉnh điện 10 hướng và ghế phụ 8 hướng so với hai ghế trước của CX-5 chỉnh điện 8 hướng.
Cả CX-5 lẫn Tucson đều hướng đến sự thực dụng trong cách bày trí bảng tablo với các hệ thống, nút điều khiển được sắp xếp khoa học nhằm tạo sự thuận tiện cho người sử dụng, tuy nhiên các bạn có thể thấy các đường nét của Mazda cứng cáp hơn so với sự uyển chuyển mà Hyundai sử dụng.
Hai mẫu xe có vô-lăng khá tương đồng với thiết kế ba chấu và được bọc da cao cấp, điều chỉnh 4 hướng, đều được tích hợp các nút điều chỉnh âm thanh của hệ thống giải trí, trả lời điện thoại rảnh tay và cài đặt hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control.
Đồng hồ hiển thị sau tay lái chính là điểm phản ánh rõ rệt sự khác biệt về “tính cách” của CX-5 và Tucson. Mazda mang đến một cụm đồng hồ hiển thị ba ống phong cách thể thao có viền chrome tạo điểm nhấn, ở phía đối diện Hyundai thiết kế hai bảng đồng hồ siêu sáng đối xứng qua màn hình LCD hiển thị đa thông tin trang nhã và tinh tế.
Mazda CX-5 (trái) và Hyundai Tucson (phải)Và nếu bạn ưa thích việc du lịch, mong muốn có được những trải nghiệm thú vị cùng gia đình và bạn bè thì cửa sổ trời toàn cảnh kích thước lớn trải dài dọc mui xe của Tucson sẽ đáp ứng điều đó tốt hơn, so với của sổ trời ở CX-5 vốn chỉ dành cho hàng ghế trước.
Mazda CX-5 (trái) và Hyundai Tucson (phải)Trang bị tiện nghi
Về mặt nghe nhìn, CX-5 ghi điểm nhiều hơn nhờ vào hệ thống DVD kết hợp cùng dàn loa BOSE 9 chiếc và màn hình cảm ứng 5.8 inch ở trung tâm bảng điều khiển trong khi Tucson chỉ hỗ trợ chơi nhạc CD/MP3 và radio với 6 loa âm thanh. Bên cạnh đó thì cả hai đều hỗ trợ kết nối Bluetooth, cổng USB/AUX.
Mazda CX-5 (trái) và Hyundai Tucson (phải)Về các trang bị khác thì cả hai khá đồng cân đồng lạng khi đều có chìa khóa thông minh cùng nút bấm khởi động và chức năng khóa xe từ xa, gương hậu điều chỉnh và gập điện, cửa kính chỉnh điện, khóa cửa trung tâm. Tuy nhiên Tucson có chút ưu thế với cửa sau thông minh, có thể đóng/mở tự động hoặc chỉ bằng một nút bấm, nhất là chức năng phanh tay điện tử.
Mazda CX-5 (trái) và Hyundai Tucson (phải)Với việc hàng ghế thứ hai ở cả hai mẫu xe đều gập được với tỉ lệ 60:40 thì không gian chứa hành lý phía sau hoàn toàn thoải mái và dư dả. Các hộc để đồ, khay để ly cũng được bố trí đầy đủ khắp xe, mang đến sự tiện dụng cần thiết cho hành khách.
Mazda CX-5 (trái) và Hyundai Tucson (phải)Nói ra có lẽ khá khập khiễng nhưng bạn có thể sẽ phải lựa chọn giữa hệ thống định vị GPS của CX-5 hoặc ngăn làm mát thức uống mà Tucson trang bị để đồng hành trong những chuyến đi xa của mình, liệu tính năng hiện đại có thể vượt qua sự tinh ý mà Hyundai dành cho thị trường Việt Nam vốn thường xuyên chịu cảnh nắng nóng?
Động cơ – Vận hành
Cả CX-5 2.0 AT (AWD) 2015 và Tucson 2016 (bản đặc biệt) đều trang bị động cơ xăng dung tích 2.0L đi cùng hộp số tự động 6 cấp, công suất và momen xoắn cung cấp không quá chênh lệch, tuy nhiên phiên bản AWD có được hệ thống dẫn động toàn phần, giúp chiếc CUV Nhật Bản mạnh mẽ và di chuyển cơ động hơn khi tiến vào những nơi có địa hình kém hay đường đồi núi. Đổi lại, Hyundai trang bị cho Tucson ba chế độ lái để bạn có thể lựa chọn là Eco (Tiết kiệm) – Normal (Bình thường) – Sport (Thể thao).
An toàn
Về mặt an toàn, mẫu xe Nhật Bản có được ưu thế nhờ danh sách trang bị khá toàn diện:
Kết luận
Lợi thế xe nhập nguyên chiếc, là mẫu xe mới và mức giá bán thấp hơn rõ rệt so với Mazda CX-5, Hyundai Tucson vì thế có lẽ sẽ hấp dẫn và khá phù hợp với những gia đình trẻ, những đối tượng khách hàng có mong muốn sở hữu một chiếc xe trang bị vừa đủ để phục vụ cho nhu cầu đi lại hàng ngày hay những chuyến chơi xa mà vẫn để dành được một khoản tiền cho những kế hoạch khác trong cuộc sống. Trong khi đó, Mazda CX-5 dù là mẫu xe được cho rằng đang "hấp hối cuối vòng đời", giá bán chênh lệch khá nhiều... bù lại, xe sở hữu trang bị an toàn đầy đủ hơn và vì thế, đây sẽ là chiếc xe phù hợp hơn cho những ai đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu khi quyết định mua xe.
Đăng ký ngay kênh Youtube của danhgiaXe để cập nhật sớm nhất những thông tin thú vị, hữu ích TẠI ĐÂY.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Ô tô bị bó cứng phanh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ô tô bị bó cứng phanh khi đang chạy tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Cùng danhgiaXe tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Kinh nghiệm học lý thuyết lái xe bằng B2 nhanh thuộc, bao đậu
Lý thuyết thi bằng lái xe B2 có tới 600 câu hỏi, vậy làm sao có thể học thuộc nhanh nhất, chính xác nhất và trả lời mà không sợ sai? Dưới đây, dgX sẽ bật mí một số bí kíp giúp các bác ghi nhớ đáp án và cách thức trả lời các loại câu hỏi trong bộ đề thi lý thuyết nhanh và chính xác nhất.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Cách xử lý khi phanh ABS gặp trục trặc
Hệ thống ABS kết hợp cùng hệ thống phanh giúp tăng khả năng kiểm soát xe trong những tình huống khẩn cấp như đường trơn trượt, gặp chướng ngại vật bất ngờ… Sau một thời gian sử dụng, hệ thống này đôi khi cũng sẽ gặp sự cố. Đây là lúc ngay lập tức, các bác nên tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 tại 10.000 km
Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.Cách sử dụng hộp số tự động: Khi nào dùng số L, 2, D3?
Có một thực tế là không ít bác trong suốt nhiều năm lái xe số tự động chỉ sử dụng các vị trí P, R, N và D và không hề đụng đến các số L, 2, D3. Một số vì không biết ý nghĩa và cách sử dụng, một số vì thực sự không có nhu cầu sử dụng tới.