Bảo dưỡng khi xe ngập nước
Một rủi ro khó tránh trong mùa mưa cho các bạn đi ô tô ở Hồ Chí Minh và Hà Nội là xe có thể ngập. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn đậu hoặc di chuyển trên đường ngập lụt, các sóng nước từ các xe đi ngược chiều sẽ tràn vào trong xe, ảnh hưởng đến hệ thống nội thất, để lâu sẽ gây tổn hại đến một số bộ phận của xe,.... Đó là lúc bạn cần đi bảo dưỡng nội thất.
Ghế và tấm trải sàn
Ghế xe và nội thất thường làm bằng chất liệu nỉ hoặc da, khi bị thấm nước hoặc trong không khí ẩm rất dễ bị bốc mùi khó chịu, nhất là những ghế xe bằng nỉ rất nhạy cảm với các chất bẩn. Với các mảng ốp nhựa bạn có thể dùng bàn chải, cồn và nước tẩy chuyên dụng để làm sạch. Ghế, tấm trải sàn, bông cách âm dưới sàn nên tháo ra và giặt sạch.
Riêng ghế xe phải giặt bằng máy mới đảm bảo sạch như ban đầu. Thợ sửa chữa sẽ dùng máy bơm nước và hóa chất vào nỉ và mút xe rồi lại dùng máy hút hết nước bẩn. Thao tác này được lặp lại nhiều lần. Khi đã giặt sạch sẽ, ghế, nệm và lót sàn sẽ được làm khô bằng cách đem phơi hoặc hấp máy. Tiếp đó thợ sẽ tháo các lỗ thoát nước ở sàn xe, dùng nước rửa và xì cho khô sàn. Sau khi đã lắp trả nội thất như ban đầu, việc cuối cùng cần làm là dùng dung dịch làm sạch có hương liệu để đánh lên bề mặt nội thất.
Làm sạch sàn xe
Phần đỡ chắn dưới cùng của sàn xe được làm bằng kim loại và xử lý bằng các vật liệu cách âm nên rất kín. Khi nước theo lối cửa tràn vào và lọt xuống, tạo thành những ngăn chứa nước lớn mà nước không thể tự thoát ra ngoài. Ống dẫn khí điều hòa bị bẩn, thậm chí có thể tắc khi nước bẩn tràn vào.
Sau khi đã hút sạch nước ra, dùng máy sấy khô toàn bộ. Các bu-lông hay vít ngấm nước mưa có thể bị han rỉ nhanh chóng, nên việc quan trọng khi vệ sinh sàn xe là dùng dầu chống rỉ sét và mỡ tra vào.
Kiểm tra hệ thống điện
Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập và cháy khi còn đọng nước bên trong. Các rắc nối cần được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc. Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.
Quét lỗi hệ thống điều khiển
Trên nhiều dòng xe, đặc biệt là xe Nhật, hệ thống điều khiển túi khí đặt ngay dưới sàn xe ở khu vực bệ trung tâm. Nước lọt vào có thể làm tê liệt hoạt động của hệ thống này. Việc vệ sinh và kiểm tra phải được tiến hành hết sức cẩn thận bởi nếu không sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống túi khí.
Trên các dòng xe cao cấp, bộ bệ trung tâm là khu vực chứa rất nhiều hệ thống điều khiển phức tạp như hộp số, hệ thống điều khiển đa năng thông minh, đàm thoại… Quá trình tiến vệ sinh phải được các chuyên gia có kinh nghiệm xử lý. Các bộ phận điều khiển dễ bị ngập nhất chính là những công tắc điều khiển ghế cùng hàng loạt động cơ/mô-tơ bên trong ghế. Nước làm cháy các mô-tơ và tê liệt bộ điều khiển ghế.
Bảo dưỡng các chi tiết của hệ thống điện và chiếu sáng không chỉ đơn giản là hút sạch nước và sấy khô thông thường, mà còn phải xem xét tình trạng hoạt động của chúng, khả năng xảy ra các rủi ro khi đường dây bị chập, hở hay ăn mòn tại các tiếp điểm, thao tác không thể thiếu với các dòng xe cao cấp là set-up lại hệ thống bằng máy quét lỗi.
Nguồn:Tổng hơp
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Vì sao không nên dùng 2 chân khi lái xe số tự động?
Với xe số tự động, việc sử dụng cả 2 chân khi lái sẽ khiến tài xế rất dễ đạp nhầm chân ga và chân phanh.Cách lái xe số sàn không bị giật, mượt như xe số tự động
Xe giật cục, chết máy, òa ga… là những tình huống rất dễ gặp phải khi mới biết lái xe số sàn. Nhằm giúp các bác khắc phục tình trạng này, dgX sẽ hướng dẫn cách lái xe số sàn trong 5 tình huống cụ thể sao cho “mượt” như xe số tự động.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?Những cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật
Để phanh cũng như dừng xe ô tô an toàn thì tùy từng tình huống giao thông và trang bị hệ thống phanh trên từng mẫu xe, chúng ta sẽ áp dụng kỹ thuật phanh phù hợp.Cách xử lý các tình huống khẩn cấp khi lái xe
Xe nổ lốp giữa đường, mất phanh, mưa ngập, ắc quy hết điện, côn xìu, ca-pô bốc khói… Khi xảy ra những tình huống khẩn cấp này dọc đường, chúng ta cần làm gì để xử lý đúng cách, an toàn nhất? Những kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bác.Cán mốc 1 triệu xe, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% thuế trước bạ
Hoàn thành mục tiêu doanh số tích lũy 1 triệu xe ngay trong ngày đầu tháng 7, Toyota tri ân khách hàng với ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ và lãi suất vay chỉ từ 1,99%/năm.[VIDEO] Hành trình giao thoa Innova Cross Hybrid & Bản lĩnh an tâm
Toyota Corolla Cross Hybrid không bắt bạn phải đánh cược mọi thứ. Nó dung hòa sự tin cậy của động cơ xăng với sự êm ái, thông minh của động cơ điện. Đây là một sự giao thoa khôn ngoan, một bản lĩnh rất Việt Nam: Tôn trọng quá khứ, làm chủ hiện tại và vững vàng đi tới tương lai.Cuộc đua doanh số tại phân khúc SUV đô thị cỡ B, vì sao Toyota Yaris Cross lọt top liên tục trong thời gian qua?
Toyota Yaris Cross hội tụ đủ yếu tố để trở thành phương tiện lý tưởng phục vụ các gia đình trẻ, bên cạnh chính sách giá bán hấp dẫn cùng hệ thống showroom có độ phủ lớn, thuận tiện cho người dùng.Nên bẻ lái hay đạp phanh khi xe phía trước phanh gấp trên đường cao tốc?
Nên bẻ lái hay đạp phanh khi xe phía trước phanh gấp trên đường cao tốc? Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết xử lý tình huống này như thế nào là tối ưu nhất, hãy tham khảo ngay những chia sẻ từ danhgiaXe nhé!Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.