Nga đề nghị xây dựng một tuyến đường "siêu cao tốc" nối liền New York với London

Chuyên đề: Tin xe tổng hợp
Chỉnh sửa lúc: 10/04/2015

Ông Vladimir Yakunin - Chủ tịch cục giao thông đường sắt của Nga vừa đề xuất một ý tưởng xây dựng một tuyến đường bộ "siêu cao tốc" nối liền châu Âu và châu Mỹ, cụ thể là từ London, Anh quốc kéo dài đến Newyork, Mỹ.

Tuyến đường "không tưởng" này sẽ có chiều dài khoảng 19.955km và đi qua các quốc gia lớn trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, Nga, Canada và cuối cùng là Mỹ. Tuyến đường này sẽ tận dụng các đường cao tốc sẵn có ở châu Âu và châu Á để kết nối với các thành phố lớn nằm bên bờ Đông của Mỹ. Tất nhiên, để dự án này trở thành hiện thực thì chúng ta phải xây dựng thêm hàng nghìn kilomet đường cao tốc mới. Với ý tưởng này, sẽ có khoảng 9.980km đường cao tốc nằm ở vùng Siberia của Nga được đưa vào sử dụng.

Một trong những chi tiết quan trọng nhất của tuyến đường "siêu cao tốc" này chính là đoạn đường ngầm chui dưới lòng biển dài khoảng 88km để nối liền nước Nga và bang Alaska của Mỹ. Dự án này sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của nhưng Nga cho rằng nó sẽ giúp con người phát triển thêm nhiều thành phố mới và nhiều khu công nghiệp mới, tạo ra hàng nghìn việc làm mới cho người lao động.

"Đây là một dự án mang tầm quốc tế, liên bang, liên minh. Nó phải là một dự án mang tính "cách mạng", thay thế cho các mô hình hiện tại vốn đã lỗi thời. Dự án này sẽ tạo ra một "vùng tương lai" của thế giới, và nó phải được dựa trên các công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất chứ không phải là các công nghệ hiện có..." - người đưa ra ý tưởng - ông Vladimir Yakunin đã cho biết.

Các tuyến đường ở Siberia của Nga vẫn chưa được tận dụng tốt

Tuyến đường này sẽ giúp kết nối vùng Siberia rộng lớn của Nga với phần còn lại của thế giới. Các tuyến đường ở khu vực này rất ít được sử dụng, và đó là một sự lãng phí lớn. Nếu dự án này trở thành hiện thực, chúng ta có thể di chuyển hoàn toàn bằng ô tô để đi từ châu Mỹ sang châu Á, châu Âu, châu Phi và thậm chí là châu Úc nếu phương pháp làm đường hầm chui dưới biển được ứng dụng tại khu vực Đông Nam Á.

Theo GTSpirit

Bạn cảm thấy bài viết hữu ích?

Bài viết nổi bật

Bài viết mới nhất