Những cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật
Để phanh cũng như dừng xe ô tô an toàn thì tùy từng tình huống giao thông và trang bị hệ thống phanh trên từng mẫu xe, chúng ta sẽ áp dụng kỹ thuật phanh phù hợp.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng danhgiaXe tìm hiểu những cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật và một số lưu ý quan trọng để có thể phanh/dừng xe đúng thời điểm, đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân cũng như hành khách trên xe nhé!
1. Những cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật
1.1. Đạp/nhả phanh theo nhịp (nếu xe không được trang bị hệ thống ABS)
Nếu xe các bác không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) thì việc phanh gấp khi xe đang chạy ở tốc độ cao sẽ rất dễ xảy ra tai nạn do hiện tượng bó phanh, trượt bánh, khóa bánh… dẫn đến mất lái. Trong trường hợp này, các bác cần phanh xe đúng cách để tránh bị mất kiểm soát.
Theo đó, muốn phanh gấp đúng cách khi xe đang chạy nhanh mà không bị bó phanh thì các bác hãy đạp/nhả phanh liên tục và dứt khoát. Khi cần phanh, hãy nắm chắc tay lái giữ thẳng vô lăng và lần lượt nhấp/thả phanh liên tục thay vì nhấn giữ phanh. Kỹ thuật phanh này sẽ giúp giảm ma sát, giảm được áp lực phanh, từ đó giúp xe giảm tốc độ một cách an toàn, đặc biệt là phanh gấp khi đang chạy ở tốc độ cao.

Lưu ý: Ngay cả khi xe được trang bị ABS, các bác cũng nên thực hành thao tác này để đảm bảo độ an toàn, nhất là khi xe chạy cao tốc trên những quãng đường trơn trượt dễ bị mất độ bám.
1.2. Phanh dưới ngưỡng tối đa
Đây là cách phanh xe ô tô mà trong đó, các bác sẽ chủ động động đạp phanh tới một lực tối đa và giữ sao cho không vượt qua giới hạn làm trượt bánh. Để thực hiện được kỹ thuật này, người lái phải thực hành nhiều trong điều kiện tốc độ cao. Dấu hiệu nhận biết tốt nhất bao nhiêu lực phanh là đủ đó là độ rung của vô-lăng. Khi thực hành nhiều, lái xe sẽ cảm nhận được với độ rung tay lái như thế nào thì xe chuẩn bị trượt bánh.
1.3. Rà phanh
Đây là cách phanh xe ô tô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là với các xe đua khi cần qua khúc cua với thời gian tối thiểu. Thay vì phanh để giảm tốc độ xe xuống ngưỡng thích hợp rồi bỏ phanh vào cua, tài xế vẫn giữ tốc độ cao và bắt đầu rà phanh bằng một lực vừa phải khi vào cua. Lúc đó xe vẫn giữ được một tốc độ cao mà không bị mất lái.
Với cách phanh này, phanh được giữ ở một ngưỡng liên tục cho tới khi xe an toàn thoát cua, để tập kiểu phanh này, các bác phải cảm nhận một lực vừa đủ để xe vào cua an toàn mà vẫn đảm bảo tốc độ cao.
1.4. Giảm tốc kết hợp phanh và về số thấp
Đây được coi là kỹ thuật qua khúc cua nhanh nhất có thể mà các tay đua áp dụng
Với cách phanh xe ô tô này, thay vì rà phanh với lực mạnh, các bác có thể kết hợp thao tác đạp phanh và chuyển xe về số thấp. Tuy nhiên, với những người mới, không quen tốc độ cao thì có thể sẽ gặp khó trong việc kết hợp các thao tác cùng lúc.
Để áp dụng cách phanh này, trước tiên các bác hãy nhấc chân phải ra khỏi chân ga và nhấn chân phanh; trong khoảng một vài giây trước khi áp lực phanh có tác dụng cần đạp chân côn; tay phải đẩy cần số về số thấp khi đang giữ tay trái trên vô-lăng và vẫn giữ một áp lực phanh vừa đủ; sau khi về số thành công, nhẹ nhàng trượt mũi phải sang chân ga, chạm nhẹ và nhanh để đồng tốc giữa xe và động cơ, bỏ chân côn, đẩy toàn bộ chân phải sang chân ga và chờ thời điểm tăng tốc phù hợp để ra khỏi khúc cua.
Xe khi về số thấp sẽ được hãm tốc thêm bởi phanh động cơ, giúp giảm áp lực và hạn chế xảy ra các hiện tượng như khi chúng ta rà phanh dài (phanh bị sôi, cháy má phanh, mất áp suất phanh hay xe bị mất phanh). Đây cũng là kỹ thuật có thể áp dụng và rất hữu ích khi xe bị mất phanh.
2. Một số lưu ý khi phanh xe
2.1. Nhấn phanh một cách chắc chắn và êm ái
Với xe có phanh ABS, các bác sẽ thấy chân phanh rung mạnh. Tuy nhiên không cần phải lo lắng về hiện tượng này vì đây chỉ là phản ứng của hệ thống phanh, báo cho chủ xe biết ABS đang hoạt động. Trên những dòng xe được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh này, các bác chỉ cần nhấn mạnh và nhanh nhất có thể, sau đó nhả ra hoàn toàn để đảm bảo rằng bánh xe không bị khóa lại.
Lưu ý quan trọng nhất là hãy đạp phanh nhanh và sâu, đồng thời tạo lực ép chân trái lên chỗ để chân để ổn định cơ thể. Khi thấy tốc độ của xe đã giảm dần, chúng ta sẽ từ từ nhả phanh. Trong lúc này vẫn nên giữ chân lên phanh để đạt hiệu quả tối đa.
2.2. Không phanh và chuyển hướng xe đột ngột
Thay vì chuyển hướng đột ngột, hãy chuyển hướng nhẹ nhàng trong lúc phanh để tránh được va chạm. Cũng không nên đánh lái hoặc giật tay lái vì sẽ khiến dễ mất kiểm soát.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật trên đây, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để giúp quá trình lái xe thêm an toàn. Đừng quên thường xuyên truy cập danhgiaXe để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!
Xem thêm:
Cách sử dụng phanh đúng và an toàn trên xe số sàn và số tự động
Khoảng cách phanh và những điều cần biết
Quá trình phát triển và cơ chế hoạt động của hệ thống phanh xe ô tô
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Ô tô mất lái: Nguyên nhân, cách xử lý và hạn chế xảy ra mất lái
Ô tô mất lái thường dẫn tới nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy trong trường hợp này cần xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng mất lái? Làm thế nào để hạn chế tình trạng ô tô mất lái? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bác.Cách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tô
Đèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.11 lưu ý để tránh bị trừ điểm và truất quyền trong bài thi sát hạch B2
Khi thực hiện các bài thi sát hạch bằng lái hạng B2, bên cạnh kỹ năng, kinh nghiệm thì tâm lý là yếu tố có tính quyết định rất lớn đến tỉ lệ đậu. Thực tế cho thấy nhiều bác khi học rất tốt nhưng đi thi lại để bị mất điểm một cách nhớ ngẩn, thậm chí bị truất quyền thi. Để tránh gặp phải tình trạng trên, dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua.Vì sao không nên dùng 2 chân khi lái xe số tự động?
Với xe số tự động, việc sử dụng cả 2 chân khi lái sẽ khiến tài xế rất dễ đạp nhầm chân ga và chân phanh.Cách lái xe số sàn không bị giật, mượt như xe số tự động
Xe giật cục, chết máy, òa ga… là những tình huống rất dễ gặp phải khi mới biết lái xe số sàn. Nhằm giúp các bác khắc phục tình trạng này, dgX sẽ hướng dẫn cách lái xe số sàn trong 5 tình huống cụ thể sao cho “mượt” như xe số tự động.Những cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật
Để phanh cũng như dừng xe ô tô an toàn thì tùy từng tình huống giao thông và trang bị hệ thống phanh trên từng mẫu xe, chúng ta sẽ áp dụng kỹ thuật phanh phù hợp.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?Cách xử lý các tình huống khẩn cấp khi lái xe
Xe nổ lốp giữa đường, mất phanh, mưa ngập, ắc quy hết điện, côn xìu, ca-pô bốc khói… Khi xảy ra những tình huống khẩn cấp này dọc đường, chúng ta cần làm gì để xử lý đúng cách, an toàn nhất? Những kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bác.Nên bẻ lái hay đạp phanh khi xe phía trước phanh gấp trên đường cao tốc?
Nên bẻ lái hay đạp phanh khi xe phía trước phanh gấp trên đường cao tốc? Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết xử lý tình huống này như thế nào là tối ưu nhất, hãy tham khảo ngay những chia sẻ từ danhgiaXe nhé!Cán mốc 1 triệu xe, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% thuế trước bạ
Hoàn thành mục tiêu doanh số tích lũy 1 triệu xe ngay trong ngày đầu tháng 7, Toyota tri ân khách hàng với ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ và lãi suất vay chỉ từ 1,99%/năm.