Sản xuất ô tô ở Việt Nam: "Dậm chân tại chỗ"
Mặc dù là thị trường rất tiềm năng nhưng cho đến nay, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản. Dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có phiên làm việc với một số bộ, ngành để tìm hiểu thực trạng, đồng thời xem xét các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ mặc dù được ưu tiên đầu tư, phát triển thế nhưng mới chỉ một số lĩnh vực đáp ứng được yêu cầu.
Cụ thể, trong lĩnh vực sản xuất ô tô, mặc dù được đánh giá là thị trường rất tiềm năng, nhưng cho đến nay theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản. Dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô đã hình thành nhưng còn yếu kém, chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa... Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.
Với thực trạng như hiện tại, việc sớm hoàn thành các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cấp thiết, mang tính quyết định đến việc phát triển các ngành sản xuất then chốt của nền kinh tế.
Tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ xác định sẽ tập trung hỗ trợ và ưu đãi 6 ngành ưu tiên phát triển: Dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao. Các chính sách sẽ ưu tiên hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ, phát triển thị trường.
Nhiều chính sách ưu đãi thuế cũng đã được áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Chẳng hạn, theo Luật Đầu tư 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuộc đối tượng ưu đãi, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm. Nhà nước cũng miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất; được vay với lãi suất ưu đãi…
Tuy nhiên, những chính sách hiện hành hiện vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, do đó chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Theo Dân Trí
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Bước xuống xe ô tô - Tưởng dễ mà khó
Việc lên xuống xe ô tô tưởng chừng như rất dễ nhưng lại rất nguy hiểm nếu ta không cẩn thận. Mời các bạn xem qua những mẹo nhỏ sau đây để việc bước xuống xe ô tô dễ dàng và an toàn hơn nhé.Cẩn trọng với khóa điều khiển từ xa
Khóa điều khiển đóng,mở cửa từ xa rất tiện dụng cho người sở hữu ô tô, nhưng đôi khi cũng gây ra những sự cố đáng tiếc, đặc biệt là ở những dòng xe phổ thông.Giữ khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô
Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước là một trong những kiến thức cơ bản khi lái xe. Tuy nhiên, khi áp dụng trên thực tế, không ít “tài mới” tỏ ra lúng túng và vô tình khiến việc điều khiển xe, đặc biệt là trên cao tốc, gặp nhiều khó khăn.Chọn giày phù hợp để lái xe an toàn
Thông thường khi “tậu” cho mình một đôi giày, tiêu chí đầu tiên của bạn sẽ là có ăn rơ với trang phục đi cùng hay không? Đặc biệt là với phái nữ. Tuy nhiên nếu thường xuyên lái xe đi làm thì bạn cũng nên cân nhắc đến sự phù hợp với… bàn đạp xe. Tuy nhỏ, nhưng đó là một yếu tố liên quan đến kỹ thuật và sự an toàn của bạn khi lái xe.Kinh nghiệm lái xe - Cách thoát khỏi xe bị chìm xuống nước
Xe bị chìm xuống nước hay bị nước cuốn trôi thường xảy ra với những tay lái non kinh nghiệm hay liều lĩnh với tính mạng. Nơi xảy ra tai nạn thường là những con đường dọc sông suối, ao hồ với các khúc cua gấp hay các vùng ngập nước, lũ lụt ít người qua lại... Để tránh những tai nạn đáng tiếc này vẫn phụ thuộc vào sự cẩn trọng của lái xe. Giảm tốc độ ở các khúc cua gấp để dễ dàng xử lý tình huống hay khi đi qua vùng ngập cần xem xét tình hình, điều kiện thời tiết và độ cao mực nước để vượt qua. ...Kinh nghiệm quay đầu xe ở những con đường nhỏ
Điều kiện đường xá tại Việt Nam với rất nhiều ngõ/ hẻm hay những con đường nhỏ chỉ vừa đủ cho chiếc xe của bạn vào. Việc đi lại thuận tiện đã khó khăn, đến lúc cần quay đầu xe trở ra nhiều khi lại là nhiệm vụ "bất khả thi". Tuy nhiên với những kinh nghiệm dưới đây sẽ ít nhiều sẽ giúp bạn ít nhiều trong các trường hợp đó.[VIDEO] Mù Kính Khi Mưa: 99% Tài Mới Xử Lý SAI!
Anh em tài mới có nỗi ám ảnh này không? Đang chạy xe mưa Sài Gòn, kính lái mờ đặc, mù hết tầm nhìn! 😱 Gạt mưa, tăng nhiệt độ, sấy kính... đều sai hết nha! Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta chưa hiểu đúng bản chất, chưa sử dụng đúng vũ khí.Những ngộ nhận sai lầm trong sử dụng xe ô tô
Xe ôtô luôn là một phương tiện di chuyển được quan tâm nhất, tuy nhiên có khá nhiều chủ xe có những hiểu biết sai lầm do học hỏi kinh nghiệm kiểu truyền miệng.Những lỗi nguy hiểm của lái xe Việt trên cao tốc
Khi đường cao tốc đang dần phổ biến tại Việt Nam, không ít lái xe vướng phải rất nhiều lỗi gây nguy hiểm cho chính mình và cộng đồng. Dưới đây là một số lỗi nguy hiểm phổ biến và kinh nghiệm, giúp chúng ta an toàn hơn khi lái xe trên đường cao tốc.Các chủ xe người Việt còn thờ ơ với an toàn của con em mình
Với những hành khách ngồi trong xe hơi thì trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra tai nạn, do những hãng xe không thể thiết kế các đặc tính an toàn của xe dựa trên kích thước cơ thể quá nhỏ của các bé. Tuy vậy, nhiều bậc phụ huynh tại Việt Nam vẫn rất thờ ơ với vấn đề an toàn của chính con em mình khi sử dụng xe hơi. Những sự bất cẩn này có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.