Vì sao ô tô dễ móp đầu khi va chạm?
Trong tất cả những vụ va chạm trực diện, đầu xe là bộ phận chịu nhiều thiệt hại nhất. Vậy tại sao nhà sản xuất lại không thiết kế cho bộ phận này cứng và chắc chắn hơn? Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ mang đến cho độc giả lời giải đáp cho một trong những thắc mắc phổ biến nhất về an toàn trên ô tô.
Trước tiên, chúng ta cùng theo dõi một clip về một pha va chạm trực diện điển hình:
Trong vụ tai nạn này, chiếc Volvo XC70 đã đâm gần như trực diện vào xe container đi ngược chiều. Đầu xe vỡ nát nhưng khoang cabin của xe vẫn còn nguyên vẹn, do vậy người lái có thể tự ném mảnh vỡ và bước ra khỏi xe. Không chỉ đơn thuần là một tư liệu về tai nạn giao thông, video này còn là một minh họa chân thực và sống động cho công nghệ sản xuất khung vỏ trong thế giới xe hiện đại.
Xem thêm: Túi khí hoạt động như thế nào? Vì sao phải cần túi khí trong khi đã có dây an toàn?
Cụ thể hơn, toàn bộ phần khung và thân vỏ của xe sẽ được chia thành nhiều vùng với vật liệu cũng như độ cứng khác nhau để hấp thụ hoặc chống lại ngoại lực tác động lên xe. Các thành phần hấp thụ lực sẽ sử dụng những loại vật liệu có độ cứng thấp và độ đàn hồi cao để hấp thụ được nhiều lực nhất và ngược lại, các bộ phận đóng vai trò chống lại lực (phần khung bao quanh khoang cabin) sẽ sử dụng những vật liệu cứng vững để hạn chế tối đa biến dạng và bảo vệ an toàn cho hành khách.
Ảnh trên là ví dụ tiêu biểu cho cấu trúc khung xe ứng dụng các vật liệu với độ cứng khác nhau tùy khu vực. Theo bảng chú giải thì màu càng nóng tương ứng với độ cứng vật liệu càng cao. Độ cứng thấp nhất là nhôm có màu xanh lục.
Từ cơ sở đó, ta có thể thấy đầu xe là bộ phận đầu tiên nhận ngoại lực khi va chạm nên nó sẽ đóng vai trò hấp thụ lực. Do đó, đây cũng là nơi sử dụng những vật liệu ít cứng như thép hay nhôm. Nếu sử dụng vật liệu quá cứng cho bộ phận hấp thụ lực như đầu xe thì khi xảy ra va chạm, người ngồi trong cabin sẽ có xu hướng bị văng theo các hướng khác nhau, tăng rủi ro va đập và gây mất an toàn nghiêm trọng.
Ngược lại, khu vực khung xe bao quanh cabin (khoang nội thất của xe) lại cần đảm bảo độ cứng cao nhất, độ biến dạng thấp nhất để tạo thành một dạng “lồng” cố định bảo vệ tối đa cho người bên trong. Do vậy, đây cũng là nơi sử dụng các vật liệu có độ cứng vững cao, ví dụ như thép cường lực.
Xem thêm: 15 thông tin cơ bản về hệ thống tăng áp Turbocharger trên ô tô.
Ngoài cấu trúc thân xe làm từ kim loại, những bộ phận ở các vị trí va chạm trực tiếp như cản trước, cản sau của xe thường sử dụng vật liệu nhựa cao cấp. Không chỉ trên những mẫu xe bình dân, các mẫu xe sang cũng có phần cản trước được làm bằng nhựa để an toàn hơn cho người bị va chạm trong các vụ tai nạn.
Hy vọng qua bài viết này, danhgiaXe đã giải đáp cho bạn một trong những câu hỏi phổ biến về vấn đề an toàn va chạm trên xe. Qua đó, bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết để đánh giá chính xác hơn về độ cứng và khả năng bảo vệ ở những phần khác nhau trên xe.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác. ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35% Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s. P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam. Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Cân chỉnh thước lái là gì? Vì sao và khi nào cần cân chỉnh thước lái ô tô?
Hệ thống lái ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của một chiếc ô tô, đóng vai trò đặc biệt quan trọng chỉ sau hệ thống phanh. Việc cân chỉnh để hệ thống lái hoạt động chính xác do đó cũng cần được quan tâm.Những điều cần biết khi mang ô tô đi bảo hành
Nắm rõ các hạng mục, hư hỏng được bảo hành miễn phí, kiểm tra chi phí phát sinh, ghi nhớ các mốc thời gian và đến đúng địa điểm... là những điều mà bạn cần biết khi mang ô tô đi bảo hành.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?Những cảnh báo không nên bỏ qua trên xe Mercedes-Benz
Tùy vào dòng xe và các trang bị, một chiếc Mercedes có thể phát ra từ 100 đến gần 300 loại thông điệp khác nhau trên màn hình đa năng. Các thông điệp này có thể chỉ là những thông tin mang tính tra cứu, tham khảo, những lời nhắc nhở khi người dùng thao tác sai, hoặc thông báo về lịch bảo dưỡng… Nhưng đôi khi các thông điệp trên màn hình này lại rất quan trọng, cảnh báo tới người dùng về các mối nguy hiểm, các sự cố hoặc lỗi phát sinh.Cán mốc 1 triệu xe, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% thuế trước bạ
Hoàn thành mục tiêu doanh số tích lũy 1 triệu xe ngay trong ngày đầu tháng 7, Toyota tri ân khách hàng với ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ và lãi suất vay chỉ từ 1,99%/năm.Điều hòa ô tô không mát: Nguyên nhân và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa ô tô không mát hoặc làm mát kém. Trong trường hợp này lọc gió, gas, dàn nóng, lạnh, lốc điều hòa... là những bộ phận cần kiểm tra.Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.Ô tô bị bó cứng phanh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ô tô bị bó cứng phanh khi đang chạy tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Cùng danhgiaXe tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.