Cấu tạo hệ thống khí thải (xả)
Hệ thống thoát khí thải trên xe hơi ngày nay thường có dạng ống dẫn tiết diện tròn, gồm nhiều đoạn, kết nối với nhau và được đặt ở gầm xe kéo dài từ động cơ đến đuôi xe, tạo đường dẫn cho khí thải động cơ thoát ra theo hướng nhất định và kiểm soát áp suất thải của động cơ. Hệ thống có thể là dạng đơn ống hay nhiều ống dẫn, tùy thuộc vào thiết kế của động cơ và hệ thống.
Kết cấu
Thông thường, khí thải sau khi ra khỏi động cơ phải đi qua các bộ phận : đầu xy-lanh (cylinder head), bộ gom khí thải (exhaust manifold), turbocharger (nếu có), bộ xử lý khí thải (catalytic converter, một hoặc hai bộ) để làm giảm lượng khí độc trong khí thải và cuối cùng là bộ giảm âm nhằm hạn chế tiếng ồn.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Đầu xy-lanh
Đầu xy-lanh là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống phân phối khí. Nếu chỉ xét hệ thống thải khí, đầu xy-lanhlà nơi bố trí van xả của động cơ, điều khiển quá trình nạp/xả qua trục cam. Đầu xy-lanh cũng là nơi để cổ góp kết nối, tạo nên kết cấu cố định. Đây là vị trí kết nối cứng duy nhất trên toàn bộ ống xả. Các vị trí còn lại được treo trên các gối cao su tổng hợp.
Cổ góp
Đây là bộ phận dẫn, gom khí thải (nếu là trên động cơ nhiều xy-lanh), nhằm đưa toàn bộ khí thải về một đường ống duy nhất. Bộ phận này có thể bao gồm các ống dẫn riêng biệt, hoặc có ống thống với nhau nhằm đảm bảo áp suất trên các đường ống khác nhau đều có áp suất gần bằng nhau.
Trên xe phổ thông, các cổ góp thường là gang đúc, nhôm đúc hay thép ống không gỉ. Các loại này thường có hình thức không đẹp, hiệu năng thải không cao (do bề mặt trong không láng mịn, dẫn đến thất thoát động năng của khí thải) và khối lượng khá nặng.
May mắn thay, các hãng sản xuất thứ 3 luôn có những giải pháp triệt để và hiệu quả cho mọi vấn đề của người tiêu dùng. Các bộ cổ góp đẹp, nhẹ và hiệu năng cao luôn sẵn sàng về đến tay người dùng. Các bộ này được thiết kế với các góc hợp lại khá nhỏ, nhằm tăng tối đa hiệu quả xả từ đó giúp tăng lượng hòa khí mới vào xy. Ngoài ra, với các vật liệu cao cấp như thép không gỉ, hay thậm chí là titannium, các bộ góp này giúp giảm thiểu trọng lượng toàn bộ xe, tăng khả năng giải nhiệt của bộ góp. Các bộ góp này thường được bán kèm theo với các hệ thống phía sau như bộ giảm âm và thường sẽ được loại bỏ đi bộ xúc tác khí thải (Catalytic converter). Giá thành, kiểu dáng và hiệu năng của các bộ góp phụ thuộc vào hãng sản xuất và giá thành hoàn thiện.
Turbocharger
Đây là bộ phận quan trọng, sử dụng động năng của khí xả để làm quay các cánh quạt, giúp tăng áp suất khí sạch được nạp vào động cơ. Bộ phận này có thể có hoặc không tùy theo thiết kế của toàn bộ động cơ. Sau khi qua bộ phận này, động năng của khí thải bị giảm đi. Nhờ đó, công việc của bộ giảm âm được nhẹ nhàng hơn.
Bộ xử lý khí thải (bộ Catalytic converter)
Đây là bộ phận chính và gần như là bắt buộc phải có trên các xe đời mới. Bộ phận này chứa đựng các chất xúc tác nhằm đưa các thành phần độc hại trong khí thải (như NOx, CO, PM, HC,...) tác dụng với vật liệu bên trong ( như vàng, bạch kim, Palladium,...) và chuyển hóa chúng thành những chất khác an toàn với môi trường hơn như nước, CO2,...
Bộ giảm âm
Với công suất động cơ ngày càng tăng, dẫn đến áp suất khí thải luôn ở mức cao, việc buộc phải trang bị bộ giảm âm là bắt buộc khi tiếng ồn tạo ra từ khí thải khá lớn cũng như việc ban hành các quy định về tiếng ồn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kết cấu chung của bộ phận giảm âm khá đơn giản, theo nguyên tắc, khí thải càng có vận tốc thấp thì càng ít gây ra nhiều tiếng ồn. Chính vì thể, cấu tạo của bộ phận này thường là các ngăn zig zag nhằm buộc khí thải trải qua quãng đường dài hơn, tiêu tốn nhều động năng hơn, từ đó khi thoát ra khỏi hệ thống xả, khí thải gần như không gây ra âm thanh rền rĩ nào.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Làm quen với chế độ lái Eco trên các dòng xe đời mới
Thời gian gần đây, trên một số dòng xe đời mới được giới thiệu tới khách hàng Việt Nam có chế độ lái Eco, được giới thiệu là chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu nên thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là khi giá xăng cứ leo thang. Vậy chế độ lái Eco là gì và hiệu quả thực sự từ việc tiết kiệm nhiên liệu của nó như thế nào?Cách xử lý sự cố xăng, nhớt bị nhiễm nước
Khi ô tô đổ phải xăng nhiễm nước, xe sẽ khó khởi động, không khởi động được hoặc đang chạy bị chết máy. Khi ô tô vào vùng ngập nước và bị nước lọt vào động cơ làm nhớt bị nhiễm nước cũng dẫn đến chết máy, thậm chí phá huỷ động cơ xe bạn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn biết cách xử lý sự cố khi gặp những tình huống không mong muốn này.Phủ nano cho kính xe hơi - ưu và nhược điểm cần lưu ý
Ngày nay xe hơi ngày càng trở nên thông dụng hơn, các dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc và làm đẹp xe ô tô cũng ngày càng được mở rộng, trong đó có dịch vụ phủ nano cho kính xe ô tô cũng đang rất được ưa chuộng.Những điều cần lưu ý khi chọn mua bơm lốp ô tô
4 chiếc lốp cao su đang cõng trên lưng tính mạng và sự an toàn của tất cả những người ngồi trên xe. Vì thế, việc giữ cho lốp luôn đủ hơi là rất quan trọng. Một chiếc máy bơm lốp cầm tay để sẵn ở cốp xe là vật dụng vô cùng cần thiết.Xe bị khóa vô lăng và cách xử lý
Thông thường vô lăng được thiết kế xoay trên trục lái và chỉ khóa cứng khi chìa khóa ở vị trí LOCK hay tắt động cơ bằng nút bấm Start/stop. Tuy nhiên, nhiều người lái mới thường sẽ không biết cách xử lý và cho rằng xe bị khóa vô lăng. Vậy hướng xử lý đối với các trường hợp trên như thế nào?Những lưu ý khi phải kéo xe do gặp sự cố
Xe bị chết máy, bị tai nạn và cần phải nhờ đến xe cứu hộ giao thông là điều không ai muốn. Tuy nhiên, bạn cũng cần trang bị kiến thức cần thiết về vấn đề này để giúp việc "tưởng khó hoá ra khá dễ" trong những chuyến du lịch đầu năm.Hướng dẫn tự thay má phanh cho xe ô tô
Bạn không cần phải tốn nhiều chi phí khi phải đến garage để thay thế má phanh mới cho chiếc xe. Thay vào đó bạn cũng có thể làm công việc này khá dễ dàng.Dấu hiệu hỏng máy phát điện trên xe
Bởi máy phát điện kết nối với nhiều hệ thống khác, bất kỳ vấn đề cơ khí nào cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng cũng như đến việc chuẩn đoán hư hỏng của xe. Dưới đây là năm dấu hiệu giúp cho việc chuẩn đoán hư hỏng liên quan tới máy phát điện trở nên dễ dàng hơn.Kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô trước chuyến chơi xa
Những ngày nghỉ lễ dài là lúc mọi người lên kế hoạch đưa cả gia đình đi về quê, đi chơi xa sau những tháng ngày làm việc căng thẳng. Để đảm bảo chuyến đi được an toàn, không gặp những sự cố hư hỏng xe ngoài ý muốn, các bác tài cần đưa xế yêu của mình đến các trung tâm và gara bảo dưỡng xe ô tô để kiểm tra tổng thể và thay thế các bộ phận đã hao mòn nhiều.Những yếu tố làm nên một người lái xe giỏi
Có thể bạn đã cảm thấy mình là “tay lái lụa”, nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Tham khảo những trắc nghiệm dưới đây để biết thêm bạn có trở thành tài xế giỏi chưa nhé!