- Trang chủ
- Bảo hiểm ô tô
- Chọn mua bảo hiểm vật chất xe ô tô: cách tính phí, phạm vi bồi thường & kinh nghiệm sử dụng
Chọn mua bảo hiểm vật chất xe ô tô: cách tính phí, phạm vi bồi thường & kinh nghiệm sử dụng
Tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô là cách giúp chủ xe giảm tải được những áp lực về mặt tài chính khi xảy ra rủi ro mất cắp, tai nạn… Chủ xe đang quan tâm tới gói bảo hiểm này có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với tài chính, loại xe, nhu cầu sử dụng xe…
1. Bảo hiểm vật chất xe ô tô là gì?
Bảo hiểm vật chất xe ô tô hay còn được gọi là bảo hiểm hai chiều. Đây là gói bảo hiểm không bắt buộc khi bạn mua ô tô nhưng lại rất cần thiết vì có tác dụng chia sẻ cùng chủ xe chi phí sửa chữa khi xảy ra các sự cố mất cắp, va chạm bất ngờ, ngoài ý muốn.
Bảo hiểm vật chất xe ô tô khác với bảo hiểm một chiều (bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc:
2. Phạm vi và hạn mức bảo hiểm cơ bản của bảo hiểm vật chất xe ô tô
Như định nghĩa ở trên thì bảo hiểm vật chất xe ô tô bao gồm 2 gói với phạm vi và hạn mức cơ bản như sau:
2.1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Đây là gói bảo hiểm bắt buộc khi mua xe ô tô, có trách nhiệm đền bù cho bên thứ 3 – là người bị thiệt hại về thân thể và tài sản bị gây ra bởi xe được bảo hiểm, trừ chủ xe và phụ lái (nếu có).
Mức trách nhiệm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự mới nhất 2021 được quy định theo Nghị định 04/2021/NĐ-CP dành cho người và tài sản tương ứng tối đa là 150 triệu đồng/nạn nhân và 100 triệu đồng/trong 1 vụ tai nạn.
2.2. Bảo hiểm vật chất xe ô tô
Đây là gói bảo hiểm tự nguyện, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất cho xe ô tô tham gia bảo hiểm trong các trường hợp đâm va, hoả hoạn, cháy nổ hay những tai nạn bất khả kháng như bão, lũ lụt, sạt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, những hành động ác ý của người khác và mất cắp toàn bộ xe…
3. Trường hợp ngoài phạm vi bảo hiểm vật chất ô tô
Bảo hiểm vật chất sẽ không bồi thường thiệt hại đối với một trong các trường hợp dưới đây:
3.1. Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe, lái xe, hoặc người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm.
3.2. Xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ hợp lệ trừ trường hợp có quy định khác (áp dụng khi xe đang tham gia giao thông).
3.3. Lái xe không có Giấy phép lái xe (hoặc Giấy phép điều khiển xe) hợp lệ - áp dụng khi xe đang hoạt động có người điều khiển xe.
3.4. Đua xe (hợp pháp hoặc trái phép).
3.5. Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.
3.6. Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của công ty cung cấp bảo hiểm.
3.7. Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép; Chở hàng trái phép theo quy định của pháp luật.
3.8. Chiến tranh.
3.9 Người điều khiển xe trong tình trạng có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở, sử dụng các chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật (có xác nhận bằng văn bản của cơ quan chức năng).
3.10. Điều khiển xe đi vào đường cấm, khu vực cấm, đường ngược chiều, vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
3.11. Xe chở quá 50% trọng tải được phép chở (đối với loại xe chở hàng) hoặc chở quá 50% số người được phép chở (đối với loại xe chở người và tỷ lệ chở quá số người không bao gồm trẻ em dưới 07 tuổi). Trọng tải được phép chở hoặc số người được phép chở căn cứ vào quy định trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ.
3.12. Hao mòn, hỏng hóc do sử dụng, lão hoá, mất giá, hỏng hóc do khuyết tật hoặc tổn thất thêm do sửa chữa, trong quá trình sửa chữa (gồm cả chạy thử).
3.13. Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận thiết bị, máy móc mà không phải do tai nạn như đã đề cập ở mục 2.2.
3.14. Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng đang bị ngập nước.
3.15. Tổn thất đối với săm lốp, bạt thùng xe, nhãn mác, logo trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai nạn.
3.16. Mất cắp bộ phận xe.
3.17. Mất cắp toàn bộ xe trong trường hợp lừa đảo lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt xe (trừ khi có thỏa thuận khác).
3.18. Tổn thất của các thiết bị lắp thêm trên xe ngoài thiết bị do nhà sản xuất đã lắp ráp (trừ khi có thỏa thuận khác).
3.19. Tổn thất các thiết bị chuyên dùng trừ trường hợp tổn thất xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn.
4. Phạm vi mở rộng của bảo hiểm vật chất ô tô
Phạm vi mở rộng của bảo hiểm vật chất ở mỗi công ty bảo hiểm là không giống nhau do mỗi đơn vị có một chính sách và quy định riêng, nhưng về cơ bản thì thường sẽ có các quyền lợi mở rộng như sau:
- Bảo hiểm không khấu hao thay mới
- Thanh toán chi phí thuê xe
- Bảo hiểm sửa chữa xe tại gara chính hãng
- Bảo hiểm áp dụng mức khấu trừ
- Bảo hiểm mất cắp bộ phận
- Bảo hiểm xe bị ngập nước
- Bảo hiểm bồi thường theo giới hạn trách nhiệm
- Bảo hiểm thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam
5. Cách tính phí bảo hiểm vật chất ô tô
Hiện nay, phí bảo hiểm vật chất của các công ty bảo hiểm thường dao động từ 1,4% – 2,0% giá trị của xe.
Cụ thể bảng giá của từng nhóm bạn có thể tham khảo link sau: Chọn mua bảo hiểm hai chiều ô tô: cách tính phí, phạm vi bồi thường & kinh nghiệm sử dụng
6. Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng bảo hiểm vật chất ô tô hai chiều
* Lựa chọn mức miễn thường cao
Mức miễn thường là khoản tiền mà khách hàng chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm trong mỗi vụ tổn thất.
Có hai loại miễn thường: miễn thường có khấu trừ (còn gọi là khấu trừ) và miễn thường không khấu trừ:
- Miễn thường có khấu trừ là khoản chi phí mà khách hàng phải tự chịu cho mỗi và mọi tổn thất trước khi công ty bảo hiểm chi trả các chi phí còn lại.
- Miễn thường không khấu trừ là khoản chi phí mà khách hàng phải chịu cho mỗi và mọi tổn thất có chi phí nhỏ hơn mức miễn thường, trái lại công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ các chi phí tổn thất.
* Mua bảo hiểm kết hợp hoặc theo nhóm
Nếu bạn mua bảo hiểm hộ gia đình, bảo hiểm chăm sóc y tế và bảo hiểm xe ôtô tại cùng một công ty bảo hiểm uy tín, bạn có thể sẽ nhận được mức chiết khấu/giảm giá nhất định. Hoặc nếu có điều kiện có thể mua bảo hiểm cho thời hạn dài (nhiều hơn là 1 năm – mức thông thường hiện nay).
Nếu bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn đang đều có nhu cầu mua bảo hiểm, bạn nên tập hợp lại và mua theo nhóm sẽ được mức phí và nhiều điều kiện ưu đãi hơn. Tương tự như thế, nếu bạn mua qua công ty môi giới bảo hiểm. Bởi vì các công ty môi giới này thường tập hợp được nhiều khách hàng để đàm phán một chương trình bảo hiểm riêng với các công ty bảo hiểm với mức giá cực kỳ cạnh tranh và quyền lợi ưu đãi.
* Đối với những xe đắt tiền, xe mới, tài mới thì trong 3 năm đầu tiên nên mua bảo vật chất xe ô tô bởi trong giai đoạn này, với kinh nghiệm lái chưa “cứng tay” thì việc xảy ra va chạm là hầu như khó tránh khỏi. Bên cạnh đó thì xe mới, xe đắt tiền cũng dễ lọt vào tầm ngắm của “xe tặc” hơn. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn hơn nữa thì chủ xe mới nên cân nhắc mua thêm gói mở rộng bảo hiểm mất cắp bộ phận.
Chủ xe có thể tham gia gói bảo hiểm toàn diện của Liberty để được bồi thường lên đến 80% chi phí thay mới phụ kiện chính hãng khi xảy ra sự cố mất cắp. Về việc chi trả cho các trường hợp mất cắp, Liberty sẽ đền bù 80% trên tổng số tiền thiệt hại, khách hàng chia sẻ 20% (theo hợp đồng bảo hiểm). Các trường hợp bị mất cắp bộ phận phải có giấy xác nhận của công an địa phương.
* Đối với các xe cũ thì tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc. Trong trường hợp chiếc xe của bạn có giá trị trên 500 triệu, hãy cân nhắc mua thêm bảo hiểm vật chất và mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận nếu xe có giá trị trên 700 triệu.
* Với nhu cầu sử dụng xe liên tục thì khả năng mất cắp, va chạm, tai nạn… là cao hơn. Chính vì vậy chủ xe nên mua bảo hiểm ô tô hai chiều hoặc bảo hiểm thân vỏ để đề phòng trong các trường hợp xảy ra những rủi ro như nói trên.
* Với những chiếc xe chủ yếu được sử dụng ở những khu vực thường xuyên xảy ra ngập nước thì nên mua gói bảo hiểm thủy kích cho xe.
* Nhóm kinh doanh dịch vụ như Taxi, Grab: Nên mua đầy đủ bảo hiểm TNDS bắt buộc và bảo hiểm vật chất xe, để đảm bảo cho tài xế và hành khách, trong tình huống xảy ra sự việc không mong muốn.
* Nhóm kinh doanh dịch vụ hàng hóa: mua đầy đủ bảo hiểm dân sự, vật chất và hàng hóa, đặc biệt là nếu thường xuyên di chuyển đường dài, ban đêm.
Xem thêm
Kiến thức cơ bản và kinh nghiệm mua bảo hiểm xe ô tô
Kinh nghiệm mua bảo hiểm vật chất xe ô tô
Hướng dẫn mua bảo hiểm ô tô bắt buộc: Cách tính phí, phạm vi bồi thường & kinh nghiệm sử dụng
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Mức khấu trừ bảo hiểm xe ô tô là gì?
Đã bao giờ bạn tự hỏi mức khấu trừ bảo hiểm xe ô tô là gì? Nó có ảnh hưởng thế nào đến chuyện đền bù khi bạn cần sử dụng đến bảo hiểm? Nên chọn mức khấu trừ bảo hiểm xe ô tô nào phù hợp? Hãy cùng DanhgiaXe tìm hiểu qua bài viết này để an tâm hơn khi sử dụng "xế hộp" của mình.Khi mua xe hơi bạn cần phải có các loại bảo hiểm xe ô tô nào?
Theo luật giao thông đường bộ hiện nay, các phương tiện cơ giới (ô tô hay xe máy) đều phải mua bảo hiểm bắt buộc. Tuy nhiên còn có các loại bảo hiểm xe ô tô dù không bắt buộc nhưng rất có lợi về mặt kinh tế khi xảy ra tai nạn. Và để chọn mua bảo hiểm sao cho tiết kiệm nhất và tránh lãng phí, mời các bạn xem tiếp bài viết này.Sai lầm thường gặp của tài xế Việt khi sử dụng điều hòa ô tô
Không dùng thường xuyên, không tắt điều hòa trước khi tắt máy, bật điều hòa ngay khi lên xe… là những sai lầm thường gặp của tài xế Việt khi sử dụng điều hòa ô tô.Nguyên nhân khiến xe chết máy giữa đường, khó khởi động, đèn mờ
Xe gặp các hiện tượng như: Chết máy giữa đường, khó khởi động, đèn xe mờ… cho thấy hệ thống điện đang gặp vấn đề. Vậy cụ thể nguyên nhân của các hiện tượng này là do đâu?Ô tô bị giật khi tăng ga: Nguyên nhân do đâu?
Ô tô bị giật khi tăng ga là một trong những dấu hiệu cho thấy động cơ xe đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Khi nhận thấy hiện tượng này, các bác nên kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục sớm nhất có thể.Dấu hiệu nhận biết thước lái ô tô bị hỏng
Thước lái ô tô bị hỏng cần phải được phát hiện sớm và sửa chữa kịp thời để không làm ảnh hưởng các bộ phận khác trên xe hoặc dẫn tới nguy cơ gây tai nạn. Dưới đây là các dấu hiệu giúp các bác nhận biết thước lái đang gặp vấn đề, hãy cùng danhgiaXe tìm hiểu ngay!Lốp mòn không đều: Nguyên nhân và cách khắc phục
Lốp mòn không đều, đặc biệt là khi có những biểu hiện đáng kể ở mép ngoài và gây ảnh hưởng về mặt cấu trúc sẽ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông do nổ lốp. Vậy ngyuyên nhân nào dẫn đến hiện tượng lốp mòn không đều? cách khắc phục ra sao?2 cách khắc phục hiệu quả tiếng ồn trong khoang lái
Trên thị trường hiện có khá nhiều phương pháp cách âm được quảng cáo. Tuy nhiên đa số trong đó chỉ là chiêu trò marketing thay vì mang lại giá trị thật cho người sử dụng. Những chia sẻ về những điều cần biết về chống ồn ô tô và 2 phương pháp khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bác.Dấu hiệu cần thay lốp và hướng dẫn các bước tự thay lốp cho người mới
Lốp xe là bộ phận rất quan trọng, có vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của xe, dẫn hướng và kiểm soát tốc độ… Chính vì vậy, việc nhận diện các dấu hiệu cho thấy cần thay mới và các bước tự thay lốp là kỹ năng mà các bác tài mới nên tìm hiểu và thực hành để chăm sóc tốt hơn cho chiếc xe của mình.“Bắt bệnh” cho ô tô qua 4 loại mùi cháy lạ
Khi ô tô xuất hiện 4 loại mùi cháy khét bất thường như trong bài viết dưới đây, các bác không nên chủ quan mà nên mang xe đi sửa ngay để phòng trừ nguy cơ hỏng hóc nặng hơn hoặc gây tai nạn.