Độ an toàn của xe có phụ thuộc vào số lượng túi khí?
Túi khí - bộ phận an toàn đóng vai trò khá quan trọng cho những người trong xe khi xảy ra tai nạn. Vì thế mà theo suy nghĩ của nhiều người thì xe càng nhiều túi khí thì càng an toàn vì nó giúp bảo vệ tối ưu hơn. Tuy nhiên những chiếc túi khí bản thân không quyết định cho sự an toàn của xe. Những nhân tố chính cho độ an toàn là bộ khung thép và dây đai bảo hiểm. Một thân xe chắc chắn, dày dặn ít túi khí và một chiếc xe có nhiều túi khí có chỉ số an toàn không khác nhau là mấy.
Độ an toàn của xe có phụ thuộc vào số lượng túi khí?
Ngày nay để đảm bảo yếu tố an toàn thì túi khí chỉ hoạt động khi người ngồi vị ví ghế lái hay ghế phụ phải thắt dây đai an toàn. Thêm một yếu tố nữa mà người dùng thắc mắc là trong một số trường hợp. Dù xảy ra va chạm ở tốc độ cao nhưng túi khí vẫn không kích nổ. Nguyên nhân của việc này là vùng va chạm không nằm trong vị trí cảm biến kích nổ túi khí.
Túi khí phía trước không nổ trường nằm trong các trường hợp: Xe bị tông vào đuôi xe từ xe cùng chiều, xe bị lật ngang, xe bị tông ngang hông (có thể nổ túi khí bên). Các trường hợp hạn chế kích nổ túi khí trước thường là: Tông thẳng vào trụ điện ở tốc độ thấp, tông vào gầm xe tải hay Tông vào tường ở phần hông gần đầu xe.
Giá trị thực và các loại túi khí trên xe hơi hiện nay
Túi khí trước
Túi khí trước nằm ở các vị trí trên vô-lăng và mặt tablo hành khách phía trước
Được bật nổ từ phía dưới táp-lô trước mặt người lái và hành khách trong những vụ va chạm trực diện đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc cho tất cả các loại xe. Một số nhược điểm của loại túi khí này đã được phát hiện trước những vụ chấn thương hay dẫn đến cái chết do sự bật nổ quá mạnh của túi khí và một số nguyên nhân khác như nguy hiểm với trẻ em, nguy hiểm khi vị trí người lái quá gần túi khí… Đến nay, một bộ cảm biến vị trí, sức nặng người lái sẽ quyết định tốc độ và mức độ bật nổ của túi khí trong tình huống cụ thể.
Các hãng xe cũng đã bố trí công tắc bật/tắt túi khí dành cho hành khách phía trước giúp người lái chủ động hơn khi người ngồi ở vị trí này là trẻ em
Túi khi bên
Được bố trí trên các trụ A,B,C các vị trí hông bên hông hàng ghế trước
Một túi khí bên có thể kéo dài suốt thân xe cho cả người lái và hành khách, hiệu quả không kém so với tổ hợp túi khí đa điểm.
Loại túi khí này dùng để bảo vệ người lái và hành khách trong những va chạm sườn xe và đặc biệt trong những vụ tai nạn lật xe. Theo IIHS, loại túi khí này đã giảm được 26% chấn thương vai và 37% chấn thương phần đầu cho người trong xe. Chính loại túi khí này cũng là ngòi nổ cho cuộc chạy đua số lượng túi khí. Thay vì chỉ dùng túi khí đơn, nhà sản xuất có thể chia ra làm nhiều vị trí túi khí cho một thân người. Tuy nhiên, thông số trong các vụ thử va chạm cho thấy, không có sự khác biệt giữa tổ hợp túi khí bảo vệ bán thân và đầu với túi khi đơn bảo vệ nửa người. Như vậy một túi khí đơn đủ tiêu chuẩn đã có thể bảo vệ nửa người và che được cả 3 điểm trên cửa sổ cho toàn ghế trước và ghế sau .
Túi khí chân
Túi khí chân thường được bố trí tại khoang để chân hàng ghế trước các dòng xe cao cấp
Những chấn thương ở chân sau vụ tai nạn cũng được các nhà sản xuất quan tâm. Một số xe đã được trang bị thêm túi khí phía dưới sàn xe để bảo vệ đầu gối và ống chân. Tuy nhiên vai trò của túi khí chưa thể hiện một cách rõ ràng và hiệu quả như mong đợi.
Những lưu ý khi sử dụng xe có túi khí
- Không nên để trẻ em ở hàng ghế trước có trang bị túi khí. Bởi lực nổ của túi khí rất mạnh có thể gây chấn thương thậm chí tử vong cho trẻ khi túi khí kích nổ
- Ngồi quá gần túi khí hoặc đặt tay hoặc chân lên túi khí thì đặc biệt nguy hiểm. Túi khí nổ với tốc độ cực nhanh với lực rất mạnh. Chấn thương nghiêm trọng có thể sảy ra nếu có ai đó quá gần với túi khí khi nổ. Ngưới lái nên luôn nắm lấy vành ngoài của tay lái. Hành khách nên luôn để hai chân trên sàn. Hành khách nên chỉnh ghế ngồi xa khỏi túi khí càng xa càng tốt và luôn ngồi ngay trên ghế, tựa lưng vào lưng ghế và thắt dây đai an toàn một cách ngay ngắn.
- Khi đèn cảnh báo hệ thống túi khí bật sáng hoặc chớp liên tục khi xe đang chạy bình thường, hệ thống theo dõi đang báo cho người lái xe biết hệ thống túi khí đang có sai hỏng và cần mang xe đến trạm dịch vụ uỷ quyền để được kiểm tra ngay khi có thể.
- Không được tự ý sửa chữa hoặc can thiệp vào hệ thống túi khí. Điều này có thể làm túi khí nổ bất ngờ hoặc làm vô hiệu hoá hệ thống túi khí.
- Không để bất cứ vật dụng gì phía trước túi khí. Khi túi khí bị kích nổ các vật này có thể bắn trúng hành khách trong xe gây chấn thương nghiêm trọng.
Trên đây là thông tin chi tiết về túi khí ô tô để bạn tham khảo.
Tổng hợp
Bài viết liên quan:
Công nghệ ô tô cảnh báo ngủ gật cho lái xe
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Tìm hiểu về cửa kính chỉnh điện - khắc phục sự cố kẹt kính
Khi bạn vừa tậu một chiếc ô tô mới thì mọi hệ thống điều khiển đều hoạt động rất trơn tru, nhưng nếu chiếc xe ấy đã chinh chiến lâu năm dưới điều kiện môi trường nhiều bụi bẩn, nắng mưa thất thường dễ gây ra hư hỏng. Có thể kể đến như việc cửa sổ bị kẹt, hoạt động chập chờn hoặc không thể hoạt động rất thường hay gặp phải.Kinh nghiệm xử lý khi động cơ xe ô tô quá nóng (đồng hồ nhiệt tăng cao)
Động cơ xe nóng có thể do thiếu nước làm mát hoặc bị rò rỉ nhưng vẫn có thể kiểm soát tình hình bằng những kỹ năng đơn giản.Bảo dưỡng ô tô chính hãng hay gara bên ngoài sẽ tốt hơn?
Đây là băn khoăn của không ít người sử dụng ô tô tại Việt Nam. Thông thường các chủ xe ô tô sẽ phó mặc cho các trung tâm dịch vụ chính hãng vì lo ngại đến các vấn đề về bảo hành. Tuy nhiên đây chưa hẳn là giải pháp hoàn hảo.Nguyên nhân và cách khắc phục khi xe nhả khói
Nếu một buổi sáng trời đông lạnh lẽo, bạn khởi động xe hơi và phía sau xuất hiện làn khói mờ ảo thì hãy khoan vội lo, đó chỉ là do hơi nước đọng lại trong ống xả bị đốt nóng và bốc hơi. Nhưng nếu nơi bạn sinh sống khá nóng bức hay xe đang di chuyển trên đường thì việc khói xuất hiện rõ ràng là không hề ổn.Bỏ ngay 3 thói quen này nếu không muốn làm hỏng hệ thống treo của ô tô
Trong quá trình sử dụng, có những thói quen xấu vô hình chung phá hỏng hệ thống treo mà chúng ta không hề hay biết. Hãy check nhanh xem liệu các bác có “dính” lỗi nào trong 3 lỗi được liệt kê trong bài viết dưới đây.Cách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tô
Đèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.11 lưu ý để tránh bị trừ điểm và truất quyền trong bài thi sát hạch B2
Khi thực hiện các bài thi sát hạch bằng lái hạng B2, bên cạnh kỹ năng, kinh nghiệm thì tâm lý là yếu tố có tính quyết định rất lớn đến tỉ lệ đậu. Thực tế cho thấy nhiều bác khi học rất tốt nhưng đi thi lại để bị mất điểm một cách nhớ ngẩn, thậm chí bị truất quyền thi. Để tránh gặp phải tình trạng trên, dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua.Cân chỉnh thước lái là gì? Vì sao và khi nào cần cân chỉnh thước lái ô tô?
Hệ thống lái ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của một chiếc ô tô, đóng vai trò đặc biệt quan trọng chỉ sau hệ thống phanh. Việc cân chỉnh để hệ thống lái hoạt động chính xác do đó cũng cần được quan tâm.Những điều cần biết khi mang ô tô đi bảo hành
Nắm rõ các hạng mục, hư hỏng được bảo hành miễn phí, kiểm tra chi phí phát sinh, ghi nhớ các mốc thời gian và đến đúng địa điểm... là những điều mà bạn cần biết khi mang ô tô đi bảo hành.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?