Vệ sinh ngay chi tiết này để động cơ hoạt động tốt hơn !
Lọc gió động cơ là một trong những chi tiết rất quan trọng, đặc biệt với động cơ ô tô ngày nay. Tuy nhiên khác với lọc gió trên động cơ những chiếc xe máy, lọc gió trên động cơ ô tô có thể vệ sinh và tái sử dụng thay vì phải thay mới hoàn toàn.
Vì sao cần phải vệ sinh lọc gió động cơ ?
Dù trên động cơ nào, lọc gió cũng cùng một nhiệm vụ như nhau. Đó chính là đảm bảo luồng không khí đi vào buồng đốt luôn sạch nhất có thể. Với cường độ ô nhiễm mỗi trường ngày một nghiêm trọng, việc vệ sinh lọc gió động cơ đem lại nhiều lợi ích to lớn.
Một tấm lưới lọc gió không được vệ sinh sạch sẽ khiến động cơ lãng phí nhiên liệu hơn, hiệu quả đốt cháy của động cơ giảm, nhiệt độ động cơ sẽ cao hơn bình thường. Ngoài ra, các cảm biến lưu lượng khí nạp cũng sẽ hoạt động không chính xác khiến cung cấp nhiên liệu cho động cơ thiếu hoặc thừa. Trên các dòng xe cao cấp, xe có thể sẽ báo lỗi động cơ, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe của mọi người.
Tuy nhiên, thay vì phải ra gara để nhờ hỗ trợ sửa chữa, chúng ta hoàn toàn có thể làm việc này tại nhà nhân những ngày cuối tuần rỗi rảnh.
Quy trình tự vệ sinh lọc gió động cơ ô tô như sau:
Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang động cơ
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt. Chúng ta chỉ cần dò theo đường ống này sẽ đến được vị trí của bộ lọc gió động cơ. Nhà sản xuất thường đặt lọc gió trong một hộp bảo vệ được thiết kế tròn hoặc vuông
Bước 2: Tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ
Tùy thuộc nhà sản xuất mà hộp bảo vệ được thiết kế dạng ngàm giữ hoặc dạng ốc xiết. Chúng được thiết kế đơn giản để có thể dễ dàng tháo ra bằng tay hoặc bằng cờ lê. Lọc gió nằm ngay dưới nắp hộp bảo vệ và chúng ta có thể lấy ra bằng tay.
Bước 3: Vệ sinh lọc gió
Dùng vòi xịt hơi để thổi sạch các bụi bẩn bám trên lọc gió. Xịt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Lưu ý không được làm sạch lọc gió bằng nước hay bất kỳ dung dịch hóa chất làm sạch nào. Ngoài ra, không dùng cọ, chổi hay vật nhọn để chùi sạch các vết bẩn trên lọc gió, vì có thể khiến lớp màng lọc của lọc gió bị rách và mất tác dụng.
Bước 4: Lắp lọc gió trở lại vị trí ban đầu
Trước khi lắp lọc gió về vị trí ban đầu, chúng ta dùng khăn khô lau sạch các bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ. Sau đó xiết lại các đai ốc hoặc ngàm giữ như lúc ban đầu.
Khi nào cần thay mới lọc gió động cơ?
Vệ sinh lọc gió động cơ chỉ là công việc bảo dưỡng cơ bản. Theo nhà sản xuất khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km. Tuy nhiên với điều kiện sử dụng thực tế cũng như môi trường ngày một ô nhiễm, chúng ta nên rút ngắn thời hạn kiểm tra chi tiết này.
Tốt nhất nên vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng/lần và thay mới sau 15.000 km. Tuy nhiên nếu trong lúc vệ sinh, bạn phát hiện lọc gió bị rách, ẩm mốc hoặc khó làm sạch, đó là lúc bạn nên thay mới chi tiết này.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Những bộ phận trên xe cần kiểm tra trước Tết
Tết Nguyên Đán là dịp thăm viếng và gặp gỡ thân bằng quyến thuộc. Và để có được những ngày xuất hành thuận lợi, việc kiểm tra xe trước Tết khá quan trọng. Vậy những bộ phận trên xe cần kiểm tra trước Tết gồm những gì?Những lưu ý khi gọi cứu hộ ô tô
Xe gặp sự cố phải “nằm đường” là tình huống mà không một lái xe nào mong muốn. Trong tình huống đó, bạn cần chú ý đến những điều dưới đây để công tác cứu hộ diễn ra suôn sẻ hơn.[VIDEO] Người dùng đánh giá Toyota Veloz Cross TOP: Mẫu 7 chỗ ĐA DỤNG, phù hợp cho LÁI MỚI
Quyết định tậu mẫu xe 7 chỗ - Toyota Veloz Cross TOP cho gia đình 4 người, chị Thúy Quyên đánh giá đây là lựa chọn cực kỳ xứng đáng nhờ độ rộng rãi, thoải mái, bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu. Đặc biệt, xe được trang bị rất nhiều tính năng hỗ trợ lái - tính năng an toàn giúp một người lái mới như chị tự tin di chuyển trên mọi cung đường. Cùng theo chân danhgiaXe và chị Quyên tìm hiểu chi tiết hơn về chiếc Veloz Cross TOP này nhé!Chẩn đoán động cơ thông qua tình trạng của bugi và cách khắc phục
Bugi trên xe ô tô là chi tiết quan trọng trong hệ thống đánh lửa của động cơ xăng. Nó cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí được nén ở áp suất cao để sinh sống cho động cơ.Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống lái và cách khắc phục
Như chúng ta đã biết, hệ thống lái trên ô tô giúp xe chuyển động theo sự điều khiển của tài xế thông qua vô lăng. Tuy nhiên hệ thống này cũng có hư hỏng xảy ra, bạn cần tìm nguyên nhân và cách khắc phục khi gặp sự cốKinh nghiệm sử dụng điều hòa tiết kiệm xăng
Hệ thống điều hòa trên xe ô tô luôn tiêu tốn một lượng nhiên liệu nhất định. Tuy nhiên nếu chúng ta có được các kinh nghiệm dưới đây, chắc chắn chúng ta sẽ tiết kiệm kha khá nhiên liệu tiêu hao không cần thiết.Hướng dẫn câu bình khi xe bị hết điện
Bình ắc quy trên xe hết điện là sự cố rất phổ biến trên xe ô tô, và việc câu bình để kích nổ là khái niệm ai cũng biết. Tuy nhiên, để câu bình xe đúng nguyên tắc và kỹ thuật không phải tài xế nào cũng nắm vững và xử lý đúng đắn.Kinh nghiệm tự sửa cầu chì cho xe ô tô
Cầu chì được sử dụng trên ô tô để bảo vệ các chi tiết sử dụng điện khỏi bị hư hỏng hoặc phát tia lửa khi bị ngắn mạch hoặc quá tải. Nếu cầu chì bị ngắt điện liên tục nghĩa là xe bạn đang gặp rắc rối về điện và cần kiểm tra ngay.Những nguyên nhân khiến xe bị rung lắc khi chạy
Việc lướt xe trên đường cao tốc mà lại không khác mấy như khi offroad ở những cung đường gồ ghề là cảm giác chẳng mấy dễ chịu. Hiểu được vấn đề đó, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phần nào khắc phục được sự phiền toái này.Dấu hiệu xe bị nghẹt lọc xăng và cách khắc phục
Ở hệ thống nhiên liệu trên ô tô, nhiên liệu (xăng, dầu) đều được phun vào động cơ qua hệ thống kim phun với kỹ thuật tinh tế, chính xác, nhưng phải thật sạch và không lẫn cặn bẩn. Cặn bẩn trong nhiên liệu đi đến vòi phung có thể làm tắc nghẽn kim phun và gây ngừng hoạt động ở động cơ. Trường hợp lọc xăng bị nghẹt, xe sẽ có dấu hiệu bất thường và bài viết sẽ cung cấp cho bạn các dấu hiệu nhận biết cũng như cách khắc phục những trường hợp trên.