Bảo dưỡng Ford Ranger tại 10.000 km gồm những hạng mục nào?
Những mẫu xe của Ford nói riêng và Ford Ranger nói chung có quy trình bảo dưỡng khác đặc biệt. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chu trình bảo dưỡng Ford là 10.000 km/lần, thay vì 5.000 km như những hãng xe Nhật Bản.
Tại mốc 10.000 km, Ford Ranger mới bước vào kỳ bảo dưỡng thứ 2 sau mốc 1.000 km đầu tiên. Nếu bạn bảo dưỡng xe tại trung tâm bảo dưỡng xe Ford chính hãng, các hạng mục bảo dưỡng Ford Ranger sẽ gồm các chi tiết sau:
Thay mới dầu động cơ
Thông thường các đại lý chính hãng Ford vẫn sử dụng loại dầu 10.000 km như Castrol Magnatec Pro A5 để thay thế cho xe bảo dưỡng. Nếu bạn sử dụng loại dầu khác có mức khuyến cáo cao hơn hoặc thấp hơn thì bạn có thể thay thế sớm hoặc trễ hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lưu dầu trong xe quá lâu, có thể khiến chi tiết bên trong động cơ bị oxi hóa và giảm tuổi thọ.
Với dầu chính hãng, chúng ta nên thay tại mốc 12 tháng nếu vẫn chưa đi hết 10.000 km. Và nên thay 6 tháng/lần nếu sử dụng loại dầu 5.000 km và không quá 12 tháng với loại dầu cao cấp hơn.
Ngoài ra, nếu sử dụng Ford Ranger thường xuyên trong điều kiện khác nghiệt, xe phải tải nặng, bạn cũng nên thay thế dầu động cơ sớm hơn thông thường.
Xem thêm: 4 sai lầm cần tránh khi thay dầu nhớt ô tô
Thay mới lọc dầu động cơ
Lọc dầu động cơ thông thường cũng chỉ có tuổi thọ 10.000 km, do đó với xe Ford Ranger, chúng ta sẽ thay lọc dầu cùng thời điểm với thay dầu động cơ. Lọc dầu sẽ giúp cho dầu được luân chuyển vào động cơ luôn ở trạng thái sạch nhất, không có các cặn dầu hay bụi kim loại, từ đó khiến động cơ vận hành mượt mà, êm ái và tiết kiệm nhiên liệu.
Tương tự dầu động cơ, lọc dầu cũng được khuyến cáo thay thế sớm hơn thông thường nếu xe hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn, hoạt động ở tốc độ thấp thường xuyên hoặc chạy không tải ở thời gian dài, hoạt động ở vùng có nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao hoặc quãng đường ngắn dưới 8km, thường xuyên hoạt động ở vùng đồi núi.
Vệ sinh lọc gió động cơ
Ford Ranger tại mốc 10.000 km cũng được vệ sinh lọc gió động cơ và xả nước trong lọc nhiên liệu. Điều này đảm bảo cơ chế nạp khí của động cơ được thông thoáng và hỗn hợp khí nén đủ áp suất. Ford Việt Nam cũng khuyến cáo nếu thường xuyên sử dụng Ranger ở nơi nhiều bụi bẩn và cát, chúng ta cần vệ sinh lọc gió ở mỗi 2.500 km.
Xem thêm: Vệ sinh ngay chi tiết này để động cơ hoạt động tốt hơn
Kiểm tra bình ắc quy, hệ thống điện
Với các mẫu xe Ranger sử dụng bình ắc quy dạng nước, chúng ta sẽ kiểm tra nồng độ và mức dung dịch ắc quy, đồng thời kiểm tra các cọc bình xem có cần phải xiết lại hay không?
Xem thêm: Cách kiểm tra tình trạng máy phát điện trên ô tô
Các chi tiết kiểm tra khác
Khi bảo dưỡng 10.000 km, các kỹ thuật viên Ford cũng sẽ kiểm tra các chi tiết vận hành khác như:
- Đồng hồ đo, đèn cảnh báo và còi
- Các đèn chiếu sáng trong ngoài và bảng táp lô
- Cần gạt nước và cao su gạt nước
- Hành trình bàn đạp phanh và bàn đạp ly hợp
- Dầu phanh
- Kiểm tra rò rỉ dầu hộp số chính, hộp số phụ, vi sai trước và sau
- Kiểm tra hành trình phanh tay
- Dầu trợ lực lái và các ống dẫn
- Lốp xe và siết lại các đai ốc bánh xe.
Ford Ranger tại mốc 10.000 km cũng còn khá mới, và mức độ hao tổn của động cơ, khung gầm và khả năng vận hành cũng chưa đáng kể. Do đó, chi phí bảo dưỡng thường không quá tốn kém. Các chi phí chỉ bao gồm công bảo dưỡng và chi phí dầu và lọc dầu động cơ.
Ngoài ra, Ford Việt Nam còn cung cấp gói bảo dưỡng định kỳ trọn gói (SSP). Khách hàng có thể thanh toán trước toàn bộ các chi phí bảo dưỡng định kỳ theo lịch có sẵn của Ford. Từ đó tránh được những rủi ro về tăng giá phụ tùng và nhân công trong tương lai. Hiện tại gói bảo dưỡng định kỳ trọn gói (SSP) 1 năm/ 20.000 km dành cho
- Ranger XL, XLS, XLT: 4.772.000 đồng
- Ranger Wildtrak: 5.193.000 đồng
Phí dịch vụ trên đã bao gồm: tiền công bảo dưỡng và kiểm tra, lọc gió, lọc dầu, dầu động cơ, lọc nhiên liệu, bu-gi…. Và không bao gồm các phụ tùng hao mòn như lốp, ắc qui, má phanh, tai nạn, hỏng hóc điện hay cơ khí.
Xem thêm: Đánh giá Ford Ranger 2024: Nam tính, đậm chất Mỹ, nhiều tiện nghi đi kèm khả năng vận hành vượt trội
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Kinh nghiệm xử lý khi động cơ xe ô tô quá nóng (đồng hồ nhiệt tăng cao)
Động cơ xe nóng có thể do thiếu nước làm mát hoặc bị rò rỉ nhưng vẫn có thể kiểm soát tình hình bằng những kỹ năng đơn giản.Bảo dưỡng ô tô chính hãng hay gara bên ngoài sẽ tốt hơn?
Đây là băn khoăn của không ít người sử dụng ô tô tại Việt Nam. Thông thường các chủ xe ô tô sẽ phó mặc cho các trung tâm dịch vụ chính hãng vì lo ngại đến các vấn đề về bảo hành. Tuy nhiên đây chưa hẳn là giải pháp hoàn hảo.Nguyên nhân và cách khắc phục khi xe nhả khói
Nếu một buổi sáng trời đông lạnh lẽo, bạn khởi động xe hơi và phía sau xuất hiện làn khói mờ ảo thì hãy khoan vội lo, đó chỉ là do hơi nước đọng lại trong ống xả bị đốt nóng và bốc hơi. Nhưng nếu nơi bạn sinh sống khá nóng bức hay xe đang di chuyển trên đường thì việc khói xuất hiện rõ ràng là không hề ổn.Bỏ ngay 3 thói quen này nếu không muốn làm hỏng hệ thống treo của ô tô
Trong quá trình sử dụng, có những thói quen xấu vô hình chung phá hỏng hệ thống treo mà chúng ta không hề hay biết. Hãy check nhanh xem liệu các bác có “dính” lỗi nào trong 3 lỗi được liệt kê trong bài viết dưới đây.Cách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tô
Đèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.Cân chỉnh thước lái là gì? Vì sao và khi nào cần cân chỉnh thước lái ô tô?
Hệ thống lái ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của một chiếc ô tô, đóng vai trò đặc biệt quan trọng chỉ sau hệ thống phanh. Việc cân chỉnh để hệ thống lái hoạt động chính xác do đó cũng cần được quan tâm.11 lưu ý để tránh bị trừ điểm và truất quyền trong bài thi sát hạch B2
Khi thực hiện các bài thi sát hạch bằng lái hạng B2, bên cạnh kỹ năng, kinh nghiệm thì tâm lý là yếu tố có tính quyết định rất lớn đến tỉ lệ đậu. Thực tế cho thấy nhiều bác khi học rất tốt nhưng đi thi lại để bị mất điểm một cách nhớ ngẩn, thậm chí bị truất quyền thi. Để tránh gặp phải tình trạng trên, dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua.Những điều cần biết khi mang ô tô đi bảo hành
Nắm rõ các hạng mục, hư hỏng được bảo hành miễn phí, kiểm tra chi phí phát sinh, ghi nhớ các mốc thời gian và đến đúng địa điểm... là những điều mà bạn cần biết khi mang ô tô đi bảo hành.Những cảnh báo không nên bỏ qua trên xe Mercedes-Benz
Tùy vào dòng xe và các trang bị, một chiếc Mercedes có thể phát ra từ 100 đến gần 300 loại thông điệp khác nhau trên màn hình đa năng. Các thông điệp này có thể chỉ là những thông tin mang tính tra cứu, tham khảo, những lời nhắc nhở khi người dùng thao tác sai, hoặc thông báo về lịch bảo dưỡng… Nhưng đôi khi các thông điệp trên màn hình này lại rất quan trọng, cảnh báo tới người dùng về các mối nguy hiểm, các sự cố hoặc lỗi phát sinh.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?