Các giải pháp độ đèn tăng sáng ô tô
Hệ thống đèn chiếu sáng là bộ phận quan trọng trên ô tô. Đặc biệt là với những người thường xuyên lái xe vào buổi tối, chạy đường dài. Nếu đèn xe nguyên bản quá tối, hãy tham khảo các giải pháp sau.
Hệ thống chiếu sáng phía trước của ô tô gồm đèn pha và đèn gầm. Vì vậy, khi cần tăng sáng sẽ can thiệp chủ yếu vào hai bộ phận này. Tùy từng dòng xe, nhu cầu và chi phí đầu tư để cân nhắc nâng cấp đèn pha hay đèn gầm.
1. Các giải pháp độ đèn pha tăng sáng
Trường hợp đèn pha nguyên bản là đèn halogen, dùng chóa thường thường, pha-cos chung 1 bóng.
Giải pháp được nhiều người lựa chọn là độ bi vào chóa, tùy chọn bi LED, bi laser hoặc bi xenon. Khi có bi cầu projector, ánh sáng có đường cắt sắc nét, độ chụm tốt và luồng sáng tập trung đi xa. Chi phí thấp nhất để nâng cấp theo cách này là từ 6 triệu đồng.
Nguyên lý hoạt động của bi cầu (Projector) là tập hợp ánh sáng chiếu từ bóng đèn thông qua thấu kính hình cầu, mọi ánh sáng đi qua đây được điều chỉnh để tập trung tại phía trước đầu xe, tạo một mặt cắt tốt tránh tình trạng làm chói mắt người đi đối diện. Màn trập được sử dụng để đèn hoạt động tại hai chế độ khác nhau là đèn pha hoặc đèn cos. Khi tài xế sử dụng đèn pha, màn trập sẽ được kéo xuống dưới giúp phát sáng tối đa ánh sáng của bóng đèn và ngược lại khi sử dụng đèn cos, màn trập sẽ được đẩy lên làm giảm ánh sáng chiếu ra xa gây chói mắt cho người đi ngược chiều.
Về cơ bản, bi xenon, bi LED và bi laser có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự nhau, khác biệt duy nhất là ở nguồn sáng. Bi xenon sử dụng nguồn sáng rời là bóng xenon, có thể dễ dàng thay đổi nếu bị hỏng, chi phí lắp đặt tiết kiệm. Bi LED và bi Laser dùng nguồn sáng liền chip LED và mắt laser, nếu bị hỏng sẽ phải thay nguyên cụm, chi phí lắp đặt cao hơn.
Trường hợp đèn pha nguyên bản là đèn halogen, dùng 2 bóng riêng biệt.
Cách đơn giản nhất là thay bóng LED ở bên pha, thay bóng xenon ở bên cos. Bóng LED thường sáng tức thì, không có độ trễ, thích hợp để nháy pha khi cần xin vượt, chuyển làn. Bóng xenon dùng bên cos để đi trong phố, cường độ sáng lớn hơn bóng halogen nguyên bản, không gây chói cho người đối diện. Chi phí nâng cấp trên dưới 1 triệu đồng.
Bóng đèn xenon có tuổi thọ cao hơn 4 lần bóng halogen, ánh sáng xenon tốt hơn từ 3 – 5 lần ánh sáng halogen, thường được chia theo dải sáng như sau:
- Ánh sáng xenon 3000K ánh sáng vàng phần lớn sử dụng lắp cho đèn gầm ô tô, nhằm mục đích phá sương.
- Ánh sáng 4300K ánh sáng trắng vàng, ánh sáng nắng ban ngày rất phù hợp để sử dụng trong mọi thời tiết cũng như sử dụng lắp cho bóng đèn cos.
- Ánh sáng 6000k ánh sáng trắng xanh phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ cao, phù hợp cho những xe chỉ có nhu cầu chạy trong thành phố.
Nếu có nhu cầu cao hơn, chủ xe có thể độ thêm bi cầu ở bên cos, tùy chọn bi LED, bi laser hoặc bi xenon.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hệ thống đèn trên ô tô cho người mới
Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ đèn Halogen, Xenon, LED và Laser
Đèn xe nguyên bản là halogen, có bi cầu bên cos
Với cấu tạo này, giải pháp đơn giản nhất là thay bóng halogen ở bi cầu bằng bóng xenon tăng sáng, kết hợp thay bóng LED bên pha. Cần sáng hơn, có thể độ lại bi ở bên cos để có ánh sáng tốt nhất.
Đèn xe nguyên bản là đèn LED, có bi cầu
Các dòng xe ở phân khúc 800 triệu - 1 tỷ thường trang bị đèn pha LED có bi cầu, ví dụ như Mazda CX-5, Hyundai Tucson. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng và tầm chiếu của đèn nguyên bản chỉ dừng ở mức cơ bản, thậm chí là tối so với tiêu chuẩn của rất nhiều người. Giải pháp nâng cấp là thay bi cầu nguyên bản, thay bằng bi pha mới (bi LED, bi laser, bi xenon).
Như vậy, để tăng sáng cho đèn pha ô tô sẽ có 2 cách cơ bản là thay bóng xenon/bóng LED hoặc độ thêm bi xenon/bi LED/bi laser. Ưu điểm của việc thay bóng là đơn giản, nhanh gọn, chi phí thấp. Nhược điểm là chất lượng (cường độ sáng và tầm chiếu xa) chỉ cải thiện ở mức cơ bản. Ưu điểm của độ bi là chất lượng vượt trội hơn rất nhiều, tuy nhiên chi phí cao hơn và thi công cầu kì hơn. Đặc biệt, khi độ bi cầu cho đèn pha cần mở đèn, yêu cầu tay nghề kĩ thuật cao.
Bên cạnh đó, còn có thêm một giải pháp nữa là độ đèn pha LED nguyên bộ
Đèn pha LED nguyên bộ là giải pháp vừa tăng sáng, vừa tăng tính thẩm mỹ cho xe hơi. Các mẫu đèn pha LED nguyên bộ được thiết kế có kích thước đúng bằng đèn pha nguyên bản của xe. Tuy nhiên, cấu tạo có thêm phần bi cầu, đi kèm bóng xenon hoặc bóng LED để tăng cường độ và tầm chiếu sáng. Ưu điểm lớn nhất của đèn pha LED nguyên bộ là lắp đặt đơn giản, dễ dàng "về zin". Chi phí để nâng cấp đèn pha LED nguyên bộ có giá bán trung bình từ 8 triệu đồng.
2. Các giải pháp độ đèn gầm tăng sáng
Đèn gầm ô tô bố trí ở vị trí cản trước, sử dụng bóng halogen hoặc đèn LED, ánh sáng chỉ dừng ở mức trung bình. Có 2 giải pháp độ đèn gầm thường được áp dụng là thay bóng đèn nguyên bản bằng bi projector, tùy chọn bi xenon hoặc bi LED. Đặc điểm chung của hai loại bi gầm này là đều sử dụng ở 2 chế độ pha-cos theo đèn pha xe. Bi gầm LED có thể kết hợp hai màu trắng/vàng trong cùng 1 bộ. Màu trắng sử dụng khi đi phố, chạy cao tốc. Màu vàng phá sương dùng lúc đi đèo hoặc trời mưa. Ngoài ra, bi LED cũng sáng tức thì, không có độ trễ như bi xenon. Chi phí để nâng cấp bi gầm ô tô từ 2,5 triệu đồng.

Lý do không dùng bóng LED hay Xenon mà chỉ dùng Bi LED hoặc Bi Xenon là vì nếu bóng LED hay bóng Xenon kết hợp với choá truyền thống sẽ tản xạ nhiều, dễ gây chói mắt người đối diện, nên cần có bi cầu Projector để luồng sáng tập trung.
Khi độ bi gầm, những xe đã có hốc đèn sẵn thì chỉ cần lắp thêm bi vào. Với những xe chưa hốc đèn thì cần làm thêm mặt dưỡng để đặt bi.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Gương cầu lồi 360 độ có thực sự giúp xóa điểm mù?
Với mong muốn kiểm soát tốt hơn các điểm mù ở vị trí 2 góc phần tư sau xe, nhiều bác đã chọn cách gắn thêm gương cầu lồi 360 độ trên gương chiếu hậu. Vậy gương cầu lồi 360 độ có thực sự giúp xóa điểm mù hay không?Các dạng vi sai trên ô tô thông dụng nhất hiện nay
Hệ thống dẫn động nằm trong cấu tạo động cơ có vai trò rất lớn trong việc giúp xe di chuyển ổn định, mượt mà. Trong đó, khóa vi sai giữ một vị trí quan trọng mà không bộ phận nào thay thế được. Có thể nói nếu không có khóa vi sai thì xe không thể nào di chuyển an toàn và ổn định. Dưới đây sẽ là một số dạng vi sai trên ô tô thông dụng nhất hiện nay.Cảm biến áp suất lốp và những lưu ý quan trọng trước khi mua
Bất chấp những tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật của thế giới, lốp luôn được xem là một trong những thành phần quan trọng nhất trên xe. Một trong những thông số quan trọng nhất của lốp xe là áp suất. Do đó, một bộ cảm biến áp suất lốp là trang bị an toàn được nhiều khách hàng đánh giá cao.Những điều có thể bạn chưa biết về 4Matic (Phần 2)
Tên gọi hệ thống dẫn động 4matic đã trở nên quen thuộc, khả năng của nó cũng được xem xét ở các địa hình khác nhau, và để đi sâu vào cấu tạo cho những người theo trường phái "yêu khoa học", bài viết này sẽ tiếp tục đi sâu vào cấu tạo để hiểu rõ hơn "tại sao lại thế"Xe bị khóa vô lăng và cách xử lý
Thông thường vô lăng được thiết kế xoay trên trục lái và chỉ khóa cứng khi chìa khóa ở vị trí LOCK hay tắt động cơ bằng nút bấm Start/stop. Tuy nhiên, nhiều người lái mới thường sẽ không biết cách xử lý và cho rằng xe bị khóa vô lăng. Vậy hướng xử lý đối với các trường hợp trên như thế nào?Các giải pháp độ đèn tăng sáng ô tô
Hệ thống đèn chiếu sáng là bộ phận quan trọng trên ô tô. Đặc biệt là với những người thường xuyên lái xe vào buổi tối, chạy đường dài. Nếu đèn xe nguyên bản quá tối, hãy tham khảo các giải pháp sau.Phân biệt hai biến thể dẫn động AWD và 4WD. Bạn cần ưu tiên loại nào khi mua xe?
Dẫn động hai cầu đang là trang bị được nhiều khách hàng quan tâm khi mua xe. Dẫn động hai cầu lại gồm hai biến thể chính với hai ký hiệu là 4WD và AWD.Bạn biết gì về động cơ điện trên ô tô?
Động cơ điện hiện được chia thành 2 loại chính bao gồm động cơ cảm ứng và động cơ nam châm vĩnh cửu. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm nhất định để ứng dụng vào từng dòng xe, phục vu cho từng mục đích, nhu cầu sử dụng khác nhau.Những điều có thể bạn chưa biết về xe điện
Xe điện sẽ trở nên phổ biến, sớm thôi, khi mà Tesla không còn là hãng xe điện duy nhất ở Việt Nam nữa, ắt hẳn sẽ có nhiều người muốn phân biệt một chiếc xe điện tốt hay không, đắt hay rẻ, thậm chí nguyên lý cấu tạo của nó…Trang bị camera 360 trên ô tô
Camera 360 ô tô là trang bị tiêu chuẩn trên các phiên bản cao cấp của Mercedes-Benz, BMW hay Lexus. Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, hệ thống này dần xuất hiện nhiều trên các dòng xe phổ thông với chi phí nâng cấp từ 10 triệu đồng.