Tìm hiểu các chế độ lái phổ biến trên ô tô
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và các công nghệ hỗ trợ điện tử, những chiếc ô tô đang ngày càng trở nên dễ lái và thân thiện hơn với người dùng. Một trong số những tính năng phổ biến và tiêu biểu nhất cho nhận định này chính là khả năng tùy chỉnh các chế độ lái khác nhau trên xe – trang bị đã trở nên phổ biến trên hầu hết các dòng xe trải dài ở mọi phân khúc.
Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô
Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ mang đến cho độc giả những thông tin cơ bản và hữu ích nhất về các chế độ lái trên ô tô hiện đại và ảnh hưởng của chúng đến quá trình điều khiển và vận hành thực tế của xe.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Vì sao cần trang bị nhiều chế độ lái cho xe?
Về cơ bản, mỗi chiếc xe khi được thiết kế sẽ sở hữu đặc tính vận hành khác nhau tùy theo phân khúc, giá thành hay định hướng phát triển của nhà sản xuất. Có những xe được thiết kế tối ưu độ thoải mái, êm ái và nhẹ nhàng. Cũng có những mẫu xe nhấn mạnh đặc tính thể thao, qua đó hy sinh một phần độ thoải mái, yên tĩnh khi vận hành.
Việc ra đời nhiều chế độ lái khác nhau nhằm đa dạng hóa trải nghiệm cho khách hàng trên cùng một mẫu xe mà không làm mất đi đặc tính, định hướng ban đầu từ nhà sản xuất. Đối với những mẫu xe sở hữu nhiều chế độ lái, chủ xe có thể trải nghiệm nhiều đặc tính vận hành khác nhau và thay đổi chúng theo sở thích thông qua hệ thống nút bấm hoặc công tắc trên bảng điều khiển.
Cơ sở lý thuyết của hệ thống thay đổi chế độ lái trên ô tô
Về mặt lý thuyết, tính năng thay đổi chế độ lái hoạt động dựa trên thực tế rằng rất nhiều thành phần điều khiển, vận hành trên ô tô hiện nay đều hoạt động bằng các cảm biến và tín hiệu điện tử hơn là các cơ cấu cơ khí truyền thống. Các ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như chân ga điện tử, trợ lực lái điện, hộp số tự động, van điều khiển ống xả hay cao hơn là hệ thống treo điều khiển điện tử trên những mẫu xe hạng sang như Mercedes S-class, BMW 7-series,… .
Xem thêm: Các công nghệ an toàn điện tử phổ biến trên ô tô hiện nay
Tín hiệu từ các hệ thống này được gửi về bộ điều khiển trung tâm (ECU). Từ đó, ECU sẽ phân tích và điều khiển các hệ thống trên dựa theo chế độ lái mà người dùng đã chọn để mang đến kết quả cuối cùng là những trải nghiệm khác biệt về độ nhạy chân ga, thời điểm sang số, độ êm ái hay cứng vững của xe… .
Các chế độ lái thường gặp trên ô tô
Các chế độ lái phổ biến nhất trên ô tô có thể kể đến như:
Normal: đây là chế độ mặc định trên xe, trung tính và cân bằng giữa độ êm ái, yên tĩnh và hiệu suất vận hành của xe. Đây cũng là chế độ thể hiện đặc tính nguyên bản mà nhà sản xuất muốn đem đến cho người dùng.
Comfort: đây là chế độ mà tất cả các thành phần vận hành điều khiển điện trên xe được ECU tối ưu hóa cho độ thoải mái, êm ái và yên tĩnh cho người ngồi trong xe. Các thay đổi có thể cảm nhận ở chế độ này bao gồm giảm độ nhạy chân ga (độ trễ khi tăng tốc lớn hơn), tăng độ trợ lực cho vô lăng, sang số sớm hơn để giữ tua máy thấp nhất có thể, với những xe có hệ thống treo điện tử thì giảm chấn cũng được tinh chỉnh để mang lại cảm giác êm ái nhất.
Sport: ngược với Comfort mode, chế độ thể thao sẽ tối ưu các thành phần vận hành ưu tiên hiệu suất và cảm giác thể thao trên xe. Độ nhạy chân ga tăng lên để giảm độ trễ khi tăng tốc, hộp số ngâm số lâu hơn, sang số trễ hơn để tối ưu độ bốc và khả năng tăng tốc, ống xả cho âm thanh to và phấn khích hơn, vô lăng nặng và đầm chắc hơn, hệ thống treo cũng trở nên cứng vững hơn để tăng độ bám đường khi vào cua. Qua đó, người điều khiển phải chấp nhận hy sinh một phần độ thoải mái và êm ái của xe.
Sport+ (Track): chế độ này thường chỉ xuất hiện trên những mẫu xe vốn được nhà sản xuất thiết kế theo định hướng thể thao, mạnh mẽ. Đúng như tên gọi, chế độ này chỉ thích hợp để vận hành trong những điều kiện đường đẹp và lý tưởng như đường đua (track). Tất cả các hệ thống được tăng độ cứng vững, ổn định và đầm chắc nhất có thể, thậm chí các công nghệ an toàn hỗ trợ người lái như Kiểm soát lực kéo TCS hay Chống bó cứng phanh ABS cũng có thể được tắt đi để các tay lái “trình cao” thể hiện hết khả năng của mình.
Eco (Econ): viết tắt của economy (tính kinh tế). Ngay từ cái tên cũng đã cho thấy đây là chế độ giúp tối ưu tính kinh tế, hay cụ thể hơn là hiệu quả sử dụng nhiên liệu của xe. Ở chế độ này, ECU có thể hạn chế một phần sức mạnh của xe, ngăn tình trạng thốc ga tăng tốc đột ngột, ổn định hệ thống điều hòa không khí cũng như ưu tiên sử dụng cấp số cao nhất có thể để tiết kiệm nhiên liệu. Chế độ này rất phổ biến trên các dòng xe lai xăng-điện hybrid. Tuy nhiên hiện nay Honda cũng đã trang bị nó cho các dòng xe phổ thông như City, Civic kèm theo cả hướng dẫn trực tiếp để người lái tiết kiệm nhiên liệu cho xe hiệu quả nhất.
Xem thêm:
[VIDEO] Hướng dẫn sử dụng các chế độ lái cùng MG HS: Normal, Eco, Sport
Làm quen với chế độ lái Eco trên các dòng xe đời mới
Individual (cá nhân): đúng như tên gọi, đây là chế độ cho phép người lái tự tùy chỉnh các thông số vận hành theo với sở thích và cách chạy của bản thân. Bạn có thể kết hợp tùy chỉnh các đặc tính về độ nhạy, độ êm ái của các thành phần điều khiển và bật/tắt các trang bị hỗ trợ để tạo cho mình một chế độ lái riêng biệt và phù hợp nhất.
Để có cái nhìn chi tiết hơn, ta có thể lấy ví dụ cụ thể với 3 chế độ lái trên Hyundai Elantra 2019:
Ở chế độ Eco, độ trễ phản hồi chân ga lên đến 1-2 giây, bướm ga mở chậm, ECU được tính toán để bắt đầu giữ mức độ làm việc của động cơ trong vòng 1,750 đến 2,000 vòng/phút. Điều này sẽ mang đến một số khác biệt, vì khi chạy ở vận tốc khoảng 70 km/h, tua máy chỉ dừng lại ở con số 1,500 vòng/phút mà thôi.
Ở chế độ Normal, độ trễ chân ga được cải thiện đáng kể, phản hồi gần như lập tức, giúp cho khả năng tăng tốc tốt hơn. Tuy nhiên, khi bạn điều khiển xe ở tốc độ nhanh trên những đoạn đường vắng, động cơ cũng không thể nào vượt ngưỡng tua máy 3,000 vòng/phút.
Và cuối cùng, ở chế độ Sport, độ mở bướm ga lớn và nhạy nhất, âm thanh ống xả cho ra cũng to và hay hơn, động cơ hoạt động hết công suất và không còn bị giới hạn ở ngưỡng 3,000 vòng/phút như chế độ Normal.
Xem thêm: Các chế độ lái của Ford Ranger Raptor có gì đặc biệt ?
Hiện nay, đa phần những hãng xe danh tiếng từ Đức như Mercedes, BMW, Audi đều đã trang bị hệ thống thay đổi chế lái cho các dòng xe của mình. Còn ở phân khúc phổ thông, những dòng xe Hàn với ưu điểm dồi dào về trang bị cũng không đứng ngoài cuộc khi mang các chế độ lái khác nhau lên những dòng xe quen thuộc với khách hàng Việt như Hyundai Elantra, Hyundai SantaFe hay Kia Cerato, Kia Sorento,… .
Trong khi đó, các nhà sản xuất Nhật Bản như Honda, Toyota lại tập trung vào các chế độ lái tiết kiệm như Econ Mode trên Honda City, Honda Civic hay Eco mode trên Fortuner... Chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu Econ trên Honda Civic 2019
Hy vọng qua bài viết này, danhgiaXe đã mang đến cho độc giả những kiến thức cơ bản và hữu ích nhất về hệ thống thay đổi chế độ lái đang ngày càng trở nên phổ biến trên một chiếc ô tô hiện đại. Qua đó, bạn sẽ có thêm những tiêu chí đánh giá để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý nhất.
Nguồn tham khảo: whyhighend.com
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Cách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tô
Đèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.Cân chỉnh thước lái là gì? Vì sao và khi nào cần cân chỉnh thước lái ô tô?
Hệ thống lái ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của một chiếc ô tô, đóng vai trò đặc biệt quan trọng chỉ sau hệ thống phanh. Việc cân chỉnh để hệ thống lái hoạt động chính xác do đó cũng cần được quan tâm.Những điều cần biết khi mang ô tô đi bảo hành
Nắm rõ các hạng mục, hư hỏng được bảo hành miễn phí, kiểm tra chi phí phát sinh, ghi nhớ các mốc thời gian và đến đúng địa điểm... là những điều mà bạn cần biết khi mang ô tô đi bảo hành.Ngập tràn khuyến mại cùng chương trình “Cầm lái trọn ưu đãi” từ Toyota Việt Nam
Trong tháng 10/2024, Toyota Việt Nam cùng hệ thống Đại lý Toyota trên toàn quốc triển khai chương trình ưu đãi dành cho xe Vios, Veloz Cross, Avanza Premio, Yaris Cross và Corolla Cross.11 lưu ý để tránh bị trừ điểm và truất quyền trong bài thi sát hạch B2
Khi thực hiện các bài thi sát hạch bằng lái hạng B2, bên cạnh kỹ năng, kinh nghiệm thì tâm lý là yếu tố có tính quyết định rất lớn đến tỉ lệ đậu. Thực tế cho thấy nhiều bác khi học rất tốt nhưng đi thi lại để bị mất điểm một cách nhớ ngẩn, thậm chí bị truất quyền thi. Để tránh gặp phải tình trạng trên, dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?Những cảnh báo không nên bỏ qua trên xe Mercedes-Benz
Tùy vào dòng xe và các trang bị, một chiếc Mercedes có thể phát ra từ 100 đến gần 300 loại thông điệp khác nhau trên màn hình đa năng. Các thông điệp này có thể chỉ là những thông tin mang tính tra cứu, tham khảo, những lời nhắc nhở khi người dùng thao tác sai, hoặc thông báo về lịch bảo dưỡng… Nhưng đôi khi các thông điệp trên màn hình này lại rất quan trọng, cảnh báo tới người dùng về các mối nguy hiểm, các sự cố hoặc lỗi phát sinh.Điều hòa ô tô không mát: Nguyên nhân và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa ô tô không mát hoặc làm mát kém. Trong trường hợp này lọc gió, gas, dàn nóng, lạnh, lốc điều hòa... là những bộ phận cần kiểm tra.Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?