Tìm hiểu về cửa kính chỉnh điện - khắc phục sự cố kẹt kính
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ công nghệ điện tử đã thúc đẩy các hãng xe phải tìm cách tăng giá trị cho những “đứa con” của mình, do đó việc trang bị các hệ thống điều khiển cơ khí đã dần giảm đi, thay vào đó là hệ thống điều khiển điện.
Khi bạn vừa tậu một chiếc ô tô mới thì mọi hệ thống điều khiển đều hoạt động rất trơn tru, nhưng nếu chiếc xe ấy đã chinh chiến lâu năm dưới điều kiện môi trường nhiều bụi bẩn, nắng mưa thất thường dễ gây ra hư hỏng. Có thể kể đến như việc cửa sổ bị kẹt, hoạt động chập chờn hoặc không thể hoạt động rất thường hay gặp phải. Và ở bài viết này, danhgiaXe sẽ cùng bạn tìm hiểu cách thức hoạt động cửa chỉnh điện và tìm cách khắc phục khi chẳng may gặp sự cố.
Nguyên lí hoạt động cửa sổ điện
Hệ thống cửa kính chỉnh điện hoạt động dựa trên bởi 2 bộ phận chính:
• Bộ phận nâng hạ cửa kính: Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa sổ, đòn này được đỡ bằng cơ cấu đòn chữ X nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng hạ cửa sổ. Nhờ vào chuyển động quay của mô tô điều khiển cửa sổ được chuyển thành chuyển động lên xuống để đóng mở cửa sổ
• Mô-tơ điều khiển cửa sổ điện gồm có ba bộ phận chính: mô tơ, bộ truyền bánh răng và cảm biến (chống kẹt). Mô tơ thay đổi chiều quay nhờ công tắc, bộ truyền bánh răng chuyển động quay của mô tơ tới bộ nâng hạ cửa sổ. Cảm biến gồm có công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ để điều khiển chống kẹt.
Các lỗi thường gặp ở hệ thống cửa kính chỉnh điện
Về mặt kỹ thuật mà nói thì có thể phân ra làm hai trường hợp hư hỏng chính: hoặc mô tơ hỏng hoặc hệ thống cơ khí nâng/hạ bị hỏng. Trong trường hợp thứ 2, có thể tự sửa hệ thống cơ khí nhưng khả năng lớn là sẽ phải mua và thay toàn bộ hệ cơ khí mới (mô tơ thì không cần thay do vẫn hoạt động tốt).
Có các nguyên nhân chính dẫn đến việc cửa kính bị kẹt như sau:
1. Mô-tơ hỏng: Không có âm thanh phát ra và cũng không có chuyển động gì khi bấm nút lên xuống kính.
2. Một trong những bánh răng bị mòn thậm chí gãy dưới sức nặng của cửa kính. Hoặc do hoạt động lên xuống thường xuyên cũng đẩy nhanh tình trạng xuống cấp của các bánh răng.
3. Một trong những dây cáp (thay vì dùng bánh răng) bị đứt hoặc bị kẹt trong trục xoắn. Thường trong trường hợp này có 1 tiếng động nhỏ phát ra khi bấm nút lên xuống kính, mô tơ quay nhưng bị kẹt bởi dây cáp khiến cửa kính không lên hay xuống hẳn.
Các bước kiểm tra và sửa chữa khi cửa sổ điện gặp sự cố
Bước 1: Thay cầu chì
Bạn kiểm tra xem cánh cửa nào bị hỏng hệ thống điều chỉnh kính lên xuống, nhấn thử lại một lần nữa. Nếu không hoạt động hãy thay cầu chì (cầu chì các thiết bị điện tử trên ô tô thường được đặt bên trong xe dưới bảng điều khiển của tay lái. Mắt thường có thể nhìn thấy)
Thay cầu chì mới, thử khởi động hệ thống cửa xe, nếu nghe thấy tiếng động cơ hoạt động của hệ thống này thì cầu chì không bị hỏng. Lúc này chia buồn với bạn, việc sửa chữa sẽ khó hơn.
Xem thêm:
Kinh nghiệm tự sửa cầu chì cho xe ô tô
Hệ thống điện ô tô được thiết kế thế nào để chống lại trường hợp đoản mạch gây cháy?
Bước 2: Tháo vỏ bọc của cửa xe
Sẽ có các con ốc đặt ở cạnh cửa xe, bên trong tay mở cửa xe… các bạn có thể quan sát để tìm hoặc xem trong sơ đồ xe. Nếu không có sơ đồ hãy lấy giấy bút ghi lại các điểm ốc có trên tấm bọc này cho nhớ để còn lắp lại như ban đầu.
Bước 3: Kiểm tra dây cáp và kết nối
Nhìn bên trong cánh cửa xe xem các dây cáp có bị kẹt hay không? Vì nếu kẹt sẽ khiến cửa sổ không thể lên xuống được do bị trật khỏi rãnh. Nếu có hãy đưa nó về vị trí ban đầu.
Bước 4: Kiểm tra các dây nối
Xem sơ đồ nối dây trong hướng dẫn sử dụng xe để biết được nguyên lý hoạt động của cửa sổ xe. Sau đó xem hệ thống dây nối, mối nối, công tắc trong cửa xe còn tốt không? Những cái bị đứt, gỉ sét sẽ làm mô tơ hoạt động yếu hoặc không hoạt động bắt buộc phải thay thế.
Bước 5: Kiểm tra miếng đệm cửa xe
Nếu như cửa kính xe không cuộn lên, xuống được hay bị kẹt tại một điểm nào đó thì có thể do bộ phận đệm cửa gây nên. Nếu miếng đệm bị lỏng, hoặc hỏng cần tiến hành dỡ ra thay thế.
Bước 6: Thay thế mô-tơ mới
Sau khi làm hết các bước trên mà cửa kính ô tô vẫn không hoạt động hoặc chập chờn bạn hãy tiến hành thay thế mô tơ mới. Tuy nhiên việc thay mô tơ còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sửa chữa của bạn. Vì vậy lời khuyên là bạn nên đem đến một garage ô tô uy tín để được tư vấn khắc phục.
Bước 7: Lắp lại mọi thứ
Lắp đặt mọi thứ trở lại vị trí ban đầu, ngược với các bước tháo ra. Khi lắp vào có thể dùng keo kết dính để giữ lớp cách điện.
Xem thêm: Tìm hiểu về hệ thống điện trên xe ô tô
(Tổng hợp)
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Chọn loại lốp xe nào: Lốp không xăm, lốp Runflat và lốp tự bơm ?
Dù có kích cỡ khác nhau, cấu tạo hoa lốp cũng như thiết kế đa dạng, nhưng chung quy lại, lốp xe được chia thành 3 nhóm: Lốp không săm, lốp Runflat có thể sử dụng khi hết hơi và lốp tự bơm. Chúng ta cùng xem đặc điểm công nghệ cũng như những ưu nhược điểm của từng nhóm này.Kinh nghiệm vệ sinh xe hơi khỏi các mùi khó chịu
Vệ sinh xe hơi là việc cần thiết và không kém phần quan trọng vì hàng ngày, xế yêu của bạn sẽ phải chịu rất nhiều tác nhân khiến nó bị dơ và ám mùi như khí hậu ẩm ướt, bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống.v.v… Đi lại trên một chiếc xe "có mùi" là một trải nghiệm hơi khó chịu với bất kì ai. Đặc biệt là khi vào mùa mưa, chiếc ô tô của bạn rất dễ có mùi hôi khó chịu, nó sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái và sức khỏe của bạn cũng như hành khách trên xe.Những kinh nghiệm lái xe cho tài mới
Bất kỳ ai khi mới tập lái xe cũng có những bỡ ngỡ, va vấp trước khi trở thành một tài xế chắc tay. Trước tiên hãy nhớ những kinh nghiệm lái xe sau để đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người.Cách giữ lớp sơn ô tô luôn như mới
Xe ô tô tại Việt Nam là một loại phương tiện đi lại với giá bán vẫn còn tương đối cao và chi phí sử dụng không thấp với phần lớn người dân tại Việt Nam. Và để giữ cho "xế cưng" luôn như mới, đồng thời làm giảm chi phí đánh bóng và chăm sóc lớp sơn, người sử dụng xe có thể tham khảo các mẹo nhỏ sau đây:Kinh nghiệm tự tân trang xế yêu đón Tết
Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc chăm sóc xe những ngày cận Tết, nhóm danhgiaXe xin chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm để có thể tự tân trang xế yêu tại nhà.Những điều kiêng kỵ cho tài xế khi lái xe
Đàn ông không nên hút thuốc khi đang lái xe. Còn với phụ nữ, ngắm vuốt và đi giày cao gót là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn. Đây là những lời khuyên giúp bạn lái xe an toàn.Nguyên lý hoạt động và cách vận hành để kéo dài tuổi thọ hệ thống tăng áp Turbo trên xe hơi
Ngày nay, công nghệ tăng áp Turbo (Turbocharger) được rất nhiều hãng xe hơi sử dụng để trang bị trên các dòng xe. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ về cơ chế hoạt động chưa? Bài sẽ cung cấp một số kinh nghiệm trong khi vận hành xe để duy trì tuổi thọ lâu nhất cho hệ thống này.Tại sao cần vệ sinh kim phun nhiên liệu?
Kim phun nhiên liệu là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của động cơ. Do đó cần được chăm sóc và làm sạch bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng sau một thời gian hoạt động khi bị bám bụi, đọng cặn bẩn.Kinh nghiệm lái xe an toàn trong mùa mưa bão
Những kinh nghiệm lái xe an toàn qua vùng ngập nước và chăm sóc xe hậu lũ lụt dưới đây là sẽ ...Lưu ý không thể bỏ qua khi tự rửa xe ô tô
Việc rửa xe tại nhà tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên nếu bỏ qua những lưu ý dưới đây thì rất có thể xế yêu của bạn sẽ xuất hiện các vết xước hoặc một số sự cố không đáng có.