Sự thay đổi của BMW Series 7 qua thời gian
BMW Series 7 đã làm những gì để có thể theo kịp các đối thủ còn lại trong phân khúc sedan hạng sang? Hãy cùng nhìn lại sự thay đổi của mẫu Bimmer này trong hành trình 42 năm qua, bắt đầu từ sự ra đời của thế hệ đầu tiên - mẫu E23.
Thế hệ thứ Nhất: E23 (1977-1986)
Thế hệ đầu tiên ra đời vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 với lưới tản nhiệt cá mập đặc trưng. Đây là mẫu xe được trang bị khá nhiều tính năng đầu tiên của hãng, trong đó nổi bật nhất là Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, Hệ thống kiểm soát khí hậu, và chức năng tích hợp máy tính.
Thế hệ thứ 2: E32 (1986-1994)
So với E23, E32 Series 7 là một phiên bản hoàn toàn khác, theo cách tốt nhất có thể. Đây cũng là mẫu đánh dấu sự khởi đầu của phong trào công nghệ cao hơn, trọng lượng nhẹ hơn, các tính năng an toàn và tiện nghi hoàn hảo hơn với: Hệ thống giảm xóc điện tử, đèn pha Xenon, kiểm soát lực kéo, kiểm soát khí hậu 2 vùng độc lập, tích hợp điện thoại... Về thiết kế, lưới tản nhiệt của mẫu sedan cũng đã được mở rộng dần. Đây cũng là mẫu xe đầu tiên có phiên bản trục cơ sở dài và được trang bị động cơ V12.
Thế hệ thứ 3: E38 (1994-2001)
Thế hệ thứ 3 được đánh giá là mẫu BMW Series 7 đẹp nhất từ trước tới nay với nhiều trang bị tính năng lần đầu tiên xuất hiện trong ngành công nghiệp ô tô, nổi bật nhất đó chính là túi khí rèm. Đây cũng là chiếc sedan đầu tiên của châu Âu có chức năng điều hướng và được trang bị động cơ diesel. Về thiết kế, đèn pha đã được sửa đổi, lưới tả nhiệt có nhiều thanh dọc hơn (12 thanh so với 10 thanh như trước đây).
Xem thêm:
Đánh giá sơ bộ xe Mercedes-Benz S-Class 2019
Chi tiết BMW Series 7 thế hệ mới vừa ra mắt
Thế hệ thứ 4: E65 (2001-2008)
Thế hệ thứ 4 sở hữu đèn pha sắc nét hơn, mui xe tái thiết kế, lưới tản nhiệt hình quả thận lớn hơn, cánh lướt gió phía trước mới. Xe được trang bị hộp số tự động 6 cấp, chìa khóa điện tử thông minh, hỗ trợ tầm nhìn ban đêm, hệ thống iDrive...
Thế hệ thứ 5: F01 (2008-2015)
F10 từ bỏ thiết kế gây tranh cãi trên E65, thay vào đó là một kiểu dáng vẫn giữ được đặc trưng BMW nhưng rất hiện đại. Đây cũng là chiếc xe đầu tiên của BMW có tùy chọn hệ truyền động hybrid, được trang bị hệ thống lái bánh sau, hộp số tự động 8 cấp, phát hiện người đi bộ trong đêm, giám sát điểm mù, kiểm soát hành trình và chức năng massage cho hàng ghế sau.
Tới năm 2012, nhà sản xuất đã nâng cấp ngoại hình cho mẫu này với những thay đổi ở lưới tản nhiệt, cánh lướt gió phía trước, và giới thiệu một loạt công nghệ mới như đèn pha full-led, bảng điều khiển LCD, hệ thống cảnh báo va chạm...
Thế hệ thứ 6: G11 (2015-nay)
G11 nhẹ hơn so với F01, lưới tản nhiệt hình quả thận tích hợp các cửa chớp có thể mở ra khi cần nhằm làm mát động cơ. G11 còn tự hào với trang bị tiêu chuẩn hệ thống treo khí nén tự cân bằng, điều khiển bằng cử chỉ, cùng với các hệ thống hỗ trợ người lái như hệ thống tự đỗ xe và công nghệ bán tự động.
Phiên bản mới vừa được trình làng cách đây vài ngày gây khá nhiều tranh cãi khi lưới tản nhiệt có kích thước lớn hơn tới 40%, cản sau cũng được tái thiết kế, phần đầu xe được nâng cao 50mm, cụm đèn pha trên phiên bản 2020 cũng đã được tái thiết kế với kiểu dáng thanh mảnh hơn. Phía dưới mui xe, nhà sản xuất bổ sung động cơ V8 4,4 lít mới tương tự như trên dòng Series 8. Khối động cơ này cho công suất 523 mã lực và mô-men-xoắn 750Nm trên các biến thể 750i xDrive và 750Li xDrive.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Ô tô bị bó cứng phanh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ô tô bị bó cứng phanh khi đang chạy tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Cùng danhgiaXe tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Cách xử lý khi phanh ABS gặp trục trặc
Hệ thống ABS kết hợp cùng hệ thống phanh giúp tăng khả năng kiểm soát xe trong những tình huống khẩn cấp như đường trơn trượt, gặp chướng ngại vật bất ngờ… Sau một thời gian sử dụng, hệ thống này đôi khi cũng sẽ gặp sự cố. Đây là lúc ngay lập tức, các bác nên tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Cách sử dụng hộp số tự động: Khi nào dùng số L, 2, D3?
Có một thực tế là không ít bác trong suốt nhiều năm lái xe số tự động chỉ sử dụng các vị trí P, R, N và D và không hề đụng đến các số L, 2, D3. Một số vì không biết ý nghĩa và cách sử dụng, một số vì thực sự không có nhu cầu sử dụng tới.Đề pa lên dốc sao cho mượt, không lo chết máy?
Với xe số sàn, để đề pa lên dốc mượt mà, không lo chết máy thì các bác có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Dưới đây, danhgiaXe chia sẻ một số cách áp dụng trong 2 trường hợp cụ thể là dốc cao và dốc vừa.Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát trên xe ô tô
Hệ thống làm mát giữ vai trò quan trọng đối với một chiếc ô tô. Nó giúp giải nhiệt động cơ và giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định. Bài viết nêu những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát giúp bạn nhận biết và khắc phục kịp thời để việc sử dụng xe hiệu quả hơn.Về số N hay để số D đạp phanh khi dừng đèn đỏ khi đi xe số tự động?
Việc về số N (Neutral - trạng thái tự do) hay vẫn để D và đạp phanh khi lái xe số tự động lúc gặp đèn đỏ vẫn mãi là câu hỏi không có câu trả lời, dù là lái xe ở Việt Nam hay nước ngoài.Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.