- Trang chủ
- Công nghệ thuật ngữ ô tô
- Tìm hiểu hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control
Với sự phát triển của các công nghệ điện tử, việc điều khiển một chiếc ô tô đã trở nên dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều. Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ giới thiệu đến độc giả hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control (ACC), không chỉ hoạt động ở một tốc độ được người lái lựa chọn mà không cần tác động vào chân ga, ACC còn có khả năng giữ khoảng cách với xe phía trước cũng như tự điều chỉnh tốc độ khi phát hiện các vật cản khác.
Xem thêm: Các công nghệ an toàn điện tử phổ biến trên ô tô hiện nay
Sơ lược về chức năng
Về cơ bản, hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control có khả năng giữ xe ở một tốc độ được người lái chọn sẵn mà không cần phải đặt chân lên bàn đạp ga. Khi cần, người lái chỉ việc đạp phanh (hoặc côn) là hệ thống sẽ tự tắt và trả lại quyền điều khiển chân ga cho người lái. Hệ thống này đặc biệt hữu ích trên những chặng đường xa trên cao tốc hoặc xa lộ, giúp người lái giảm mỏi và đau chân khi phải giữ ga trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, tính năng này cũng giúp người lái đảm bảo xe không đi quá tốc độ cho phép trên xa lộ.
Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống treo khí nén sử dụng trí tuệ nhân tạo của Audi
Tuy nhiên, Cruise Control chỉ phát huy tác dụng trên những xa lộ đường đẹp và trống xe. Khi giao thông trở nên đông đúc, tình hình các phương tiện phía trước phải tăng tốc, giảm tốc liên tục thì hệ thống này không còn nhiều hiệu quả. Từ cơ sở đó, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control được ra đời với khả năng theo dõi tốc độ của xe phía trước, từ đó điều chỉnh tốc độ của phương tiện để đảm bảo được khoảng cách an toàn mà không cần sự can thiệp của người lái.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác. ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35% Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s. P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam. Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Thành phần cấu tạo và quá trình hoạt động
Về cơ bản, hệ thống kiểm soát hành trình điều khiển tốc độ của xe tương tự như cách của người lái – điều khiển chân ga. Với những xe sử dụng các cơ cấu cơ khí và dây cáp để nối từ bàn đạp ga đến bướm ga, Cruise Control sử dụng thêm một dây cáp nối từ bộ chấp hành điện tử đến bướm ga, qua đó giúp điều khiển độ mở của bướm ga một cách độc lập và tự động so với quá trình điều khiển thủ công của người lái.
Xem thêm: Cách sử dụng hệ thống điều khiển hành trình - Cruise Control
Khi hệ thống được bật, bộ chấp hành di chuyển dây cáp để điều khiển bướm ga nhưng đồng thời cũng di chuyển luôn sợi cáp nối với bàn đạp ga trong xe. Đây là lý do mà bàn đạp ga cũng tự di chuyển lên xuống khi hệ thống hoạt động.
Trong hình trên, bạn có thể thấy một sợi cáp nối bướm ga với bàn đạp, sợi còn lại nối với bộ chấp hành điện tử sử dụng áp suất chân không từ động cơ (tương tự như nguyên lý của bầu trợ lực phanh).
Từ cơ sở này, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng tiến thêm một bước khi sử dụng các cảm biến, radar phía sau lưới tản nhiệt của xe để xác định tốc độ và khoảng cách của phương tiện phía trước. Từ đó, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của xe để đảm bảo khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Cụ thể hơn, khi hệ thống cảm biến phát hiện xe đi trước giảm tốc độ hoặc khi có vật cản khác xuất hiện, hệ thống sẽ giảm ga hoặc thậm chí là phanh để giảm tốc độ của xe (sử dụng bơm từ hệ thống chống bó cứng phanh ABS). Sau khi khoảng cách an toàn đã được đảm bảo hoặc đường trống hơn, hệ thống sẽ tự tăng tốc xe trở lại với giá trị được chọn sẵn.
Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống cảnh báo va chạm Pre-Collision System trên ô tô
Ngày nay, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng thường được tích hợp cùng với hệ thống cảnh báo va chạm, sử dụng chung các cảm biến của hệ thống này để tự giảm tốc độ xe cũng như cảnh báo người lái về khả năng va chạm với xe phía trước.
Với những ưu điểm như vậy nên ACC vừa phù hợp cho những cung đường xa trên quốc lộ, cao tốc, vừa hợp với những khoảng thời gian cao điểm, đông xe khi quá trình lưu thông thay đổi liên tục giữa dừng và chạy. Nói đến vấn đề này, ta cũng có thể chia ACC ra làm hai loại chính là “full range ACC” – hoạt động trên toàn dải tốc độ từ 0 đến trên 100 km/h với giá trên $2000 và “partial ACC” – chỉ hoạt động ở tốc độ khoảng từ 35 – 40km/h với giá rẻ hơn tầm $500 đến $1000.
Xem thêm: Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu với Cruise Control
Quá trình sử dụng ACC
Việc sử dụng ACC cũng tương tự như những hệ thống kiểm soát hành trình truyền thống. Người lái cần đưa xe đến tốc độ mong muốn và chọn nút “set” trên vô lăng để kích hoạt hệ thống. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể dùng nút “+/-“ để tinh chỉnh chính xác tốc độ với bước chuyển 1 – 5 km/h. Cuối cùng, người lái cũng cần chọn khoảng cách tối thiểu mong muốn giữa hai xe trước khi ACC can thiệp giảm tốc độ của xe.
Do những ưu điểm của mình, ACC đang ngày càng tích hợp trên nhiều dòng xe. Tuy nhiên, khi về Việt Nam, trang bị này thường bị cắt đi, một phần là do tình hình giao thông khá hỗn loạn ở nước ta có vẻ chưa phát huy được hết công dụng của hệ thống này, một phần cũng là để giảm chi phí từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Hy vọng qua bài viết này, danhgiaXe đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cơ bản nhất về Adaptive Cruise Control – hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng. Qua đó, giúp bạn có thêm kiến thức và những tiêu chí cần thiết để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý và phù hợp nhất.
Nguồn tham khảo: auto.howstuffworks.com, extremetech.com
Xem thêm: Kinh nghiệm sử dụng Cruise Control, số D và số S để tiết kệm nhiên liệu cùng Ford EcoSport
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Cách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tô
Đèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.Cân chỉnh thước lái là gì? Vì sao và khi nào cần cân chỉnh thước lái ô tô?
Hệ thống lái ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của một chiếc ô tô, đóng vai trò đặc biệt quan trọng chỉ sau hệ thống phanh. Việc cân chỉnh để hệ thống lái hoạt động chính xác do đó cũng cần được quan tâm.Những điều cần biết khi mang ô tô đi bảo hành
Nắm rõ các hạng mục, hư hỏng được bảo hành miễn phí, kiểm tra chi phí phát sinh, ghi nhớ các mốc thời gian và đến đúng địa điểm... là những điều mà bạn cần biết khi mang ô tô đi bảo hành.Ngập tràn khuyến mại cùng chương trình “Cầm lái trọn ưu đãi” từ Toyota Việt Nam
Trong tháng 10/2024, Toyota Việt Nam cùng hệ thống Đại lý Toyota trên toàn quốc triển khai chương trình ưu đãi dành cho xe Vios, Veloz Cross, Avanza Premio, Yaris Cross và Corolla Cross.11 lưu ý để tránh bị trừ điểm và truất quyền trong bài thi sát hạch B2
Khi thực hiện các bài thi sát hạch bằng lái hạng B2, bên cạnh kỹ năng, kinh nghiệm thì tâm lý là yếu tố có tính quyết định rất lớn đến tỉ lệ đậu. Thực tế cho thấy nhiều bác khi học rất tốt nhưng đi thi lại để bị mất điểm một cách nhớ ngẩn, thậm chí bị truất quyền thi. Để tránh gặp phải tình trạng trên, dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua.Xử lý như thế nào khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sử dụng dầu Diesel thì việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp. Không may trường hợp này xảy ra, bạn phải làm sao?Những cảnh báo không nên bỏ qua trên xe Mercedes-Benz
Tùy vào dòng xe và các trang bị, một chiếc Mercedes có thể phát ra từ 100 đến gần 300 loại thông điệp khác nhau trên màn hình đa năng. Các thông điệp này có thể chỉ là những thông tin mang tính tra cứu, tham khảo, những lời nhắc nhở khi người dùng thao tác sai, hoặc thông báo về lịch bảo dưỡng… Nhưng đôi khi các thông điệp trên màn hình này lại rất quan trọng, cảnh báo tới người dùng về các mối nguy hiểm, các sự cố hoặc lỗi phát sinh.Điều hòa ô tô không mát: Nguyên nhân và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa ô tô không mát hoặc làm mát kém. Trong trường hợp này lọc gió, gas, dàn nóng, lạnh, lốc điều hòa... là những bộ phận cần kiểm tra.Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?